1. Lập danh sách mua sắm
Theo dõi tất cả những thực phẩm cần bổ sung trong tháng. Vào ngày đi mua sắm, bạn hãy liệt kê tất cả các mặt hàng cần mua theo danh mục để chỉ mua đúng những thứ mình cần và tiết kiệm thời gian.
Xem thêm: 6 'cái bẫy' khiến bạn vô tình lãng phí tiền bạc
2. Không đi chợ khi bụng đói
Bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi chợ hoặc siêu thị. Mẹo này sẽ giúp bạn tránh cảm giác thèm đồ ăn và mua những món không cần thiết.
3. So sánh giá tại các cửa hàng, siêu thị khác nhau
Điều này có thể có nghĩa là bạn cần đến nhiều cửa hàng, siêu thị khác nhau, nhưng nó cũng giúp bạn mua sản phẩm với giá hời nhất.
4. Tránh mua sắm ngày cao điểm
Giá cả thực phẩm thường thấp hơn vào những ngày không cao điểm vì các cửa hàng, siêu thị phải cố gắng để có nhiều khách hơn.
Những ngày cao điểm ở cửa hàng, siêu thị thường là các ngày nhận lương, ngày cuối tuần, trước dịp lễ,...
Thứ hai, thứ ba và thứ tư thường là những ngày ít đông đúc hơn.
Xem thêm: Triệu phú tiết kiệm: 5 thứ không nên lãng phí tiền bạc và thời gian
5. Chú ý hạn sử dụng
Người bán thường đặt các mặt hàng sắp hết hạn ở phía trước kệ để bán chúng đi nhanh hơn, vì vậy hãy chú ý chi tiết này.
Bạn nên chọn sản phẩm có hạn sử dụng xa nhất để thời gian sử dụng được lâu hơn và hạn chế lãng phí.
6. Mua hàng số lượng lớn
Việc mua hàng số lượng lớn có thể giúp tiết kiệm vì giá thường thấp hơn. Tuy nhiên một số nhược điểm cần lưu ý:
- Giá rẻ hơn cho mỗi đơn vị, nhưng tổng chi phí bạn phải trả cùng lúc có thể cao hơn khi bạn mua số lượng lớn.
- Khi có nhiều thực phẩm, bạn có thể sẽ dùng nhiều hơn mức cần thiết, dẫn tới lãng phí.
- Mua hàng số lượng lớn có thể thiện với môi trường hơn và bạn sẽ ít phải đi đến cửa hàng hơn, nhưng bạn sẽ cần vận chuyển và lưu trữ số lượng lớn đó.
- Mua số lượng lớn giúp bạn có thực phẩm phòng khi khẩn cấp nhưng giảm sự đa dạng. Ví dụ, nếu bạn mua một thùng mì lớn, bạn sẽ phải ăn cùng một loại mì trong thời gian dài.
- Bạn sẽ không phải đi mua sắm nhiều lần, nhưng phải chú ý hạn sử dụng sản phẩm. Một số mặt hàng mà bạn mua với số lượng lớn có thể hết hạn trước khi bạn dùng hết.
Những thực phẩm có lợi nhất khi mua số lượng lớn:
- Gạo, ngũ cốc khô
- Đồ hộp
- Đồ uống có thể ở nhiệt độ phòng
Những thực phẩm không nên mua với số lượng lớn:
- Trứng và các sản phẩm từ sữa
- Rau và thịt tươi (trừ khi bạn định bảo quản trong tủ đông)
- Bánh mì (có thể bị mốc nhanh chóng)
- Gia vị (có thể mất hương vị theo thời gian)
7. Tích trữ phiếu giảm giá
Bạn có thể tích trữ phiếu giảm giá từ các quảng cáo trên báo, catalog hoặc nhận mã khuyến mại trực tuyến để được giảm giá.
Các mã giảm giá có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng bạn phải sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Bạn nên lập một kế hoạch chi tiêu và bám sát kế hoạch của mình.
Mặt khác, dù với mục đích tiết kiệm nhưng bạn có thể vô tình tiêu nhiều tiền hơn nếu mua những thứ bạn không thực sự cần và sẽ không sử dụng.
8. Mua thực phẩm đúng mùa
Mua trái cây, rau quả theo mùa sẽ đảm bảo bạn có được những nguyên liệu tươi ngon nhất với giá thấp nhất.
Hãy cân nhắc việc bảo quản và đông lạnh một số sản phẩm để bạn không cần mua với giá cao khi hết mùa.
Xem thêm: 9 cách giúp bạn tiết kiệm triệt để bất chấp mọi mức lương
(Theo 5MC)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 mẹo mua sắm thực phẩm thông minh và tiết kiệm tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].