I. Nhóm máu là gì?
Nhóm máu là cách phân biệt các loại máu dựa vào kháng thể và các chất kháng nguyên di truyền trên bề mặt các tế bào máu.
Những chất kháng nguyên này gồm protein, carbonhydrate, glycoproteins hay glycolipids, dựa vào hệ thống nhóm máu. Một vài kháng nguyên cũng xuất hiện trên bề mặt của nhiều tế bào khác nhau và một số kháng nguyên đó có thể nảy sinh từ gen tương ứng.
II. Có bao nhiêu nhóm máu?
Có hai nhóm máu chính đó là nhóm máu ABO và Rh
Nhóm máu ABO được xác định bởi những kháng nguyên cụ thể như sau:
- Nhóm máu A: có kháng nguyên A
- Nhóm máu B: có kháng nguyên B
- Nhóm máu AB: có kháng nguyên A và B
- Nhóm máu O: không có kháng nguyên A và B
Khi xác định được nhóm máu ABO, bạn có thể xác định nhóm máu Rh (Rhesus):
- Nhóm Rh dương: Nếu bạn có các kháng nguyên Rh trên bề mặt các tế bào máu.
- Nhóm Rh âm: Nếu bạn không có các kháng nguyên Rh trên bề mặt các tế bào máu.
Sau khi xác định được nhóm máu RH, chúng ta sẽ có một số nhóm máu phổ biến, đó là nhóm máu A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+ và O-.
III. Làm sao để biết được nhóm máu của mình?
Bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm máu và xác định nhóm máu của mình.
Theo các chuyên gia, dòng máu bị trộn lẫn nhiều kháng thể với nhau và các phản ứng được ghi lại. Ví dụ nếu tế bào máu của bạn kết thành khối khi trộn lẫn các kháng thể chống lại nhóm máu B, bạn sẽ có nhóm máu A.
Nếu máu của bạn có chất kháng Rh, các tế bào máu sẽ phản ứng lại bằng cách kết hợp lại với nhau và lúc đó bạn có nhóm Rh dương.
IV. Tại sao bạn nên biết về nhóm máu của mình?
Một cuộc đánh giá gồm nhiều cuộc nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dược và Sinh học với các nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tim, chứng mất trí, viêm nhiễm đường tiết niệu và norovirus.
Các cuộc nghiên cứu này đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc nhận biết nhóm máu của mình (nhóm A, B, AB, và nhóm O) và nó ảnh hưởng của nó đến sức khỏe thế nào.
1. Nguy cơ đông máu ở những người có nhóm máu A, B, và AB
Các nhà khoa học Đan Mạch đã nghiên cứu nhóm máu tác động thể nào với gen bẩm sinh ở những người mắc chứng huyết khối (hay đông máu) để đánh giá ảnh hưởng của chân dưới, có thể lan đến phổi và trở thành một mối đe dọa đối với người bệnh.
Sau khi phân tích dữ liệu khoảng 66.000 người trong vòng hơn 30 năm, họ đã phát hiện ra rằng nhóm máu A, B, và AB có 40% nguy cơ cao bị đông máu.
Kết quả là nhóm máu AB có nguy cơ 20% mắc bệnh đông máu hơn, đột biến gen có nguy cơ mắc bệnh khoảng 11%, thừa cân có khả năng 16% mắc bệnh và hút thuốc gây nguy cơ mắc đông máu khoảng 6%.
2. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người nhóm máu A, B và AB
Một cuộc nghiên cứu lớn đăng trên tạp chí Dược BMC với hơn 50.000 người tham gia ở tuổi trung niên và người lớn tuổi. Trong vòng 7 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người không có nhóm máu O có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch là 9%.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thừa nhận rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như cân nặng, hút thuốc, dinh dưỡng, chứ không phải riêng nhóm máu.
3. Nhóm máu A và AB tăng nguy cơ bệnh ung thư dạ dày
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người nhóm máu A có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày. Một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí Ung thư MBC cũng cho rằng nhóm máu AB có nguy cơ tương tự.
Một cuộc đánh giá tổng hợp gồm 39 cuộc nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu gen từ nhiều trường hợp khác nhau. Kết quả là có sự liên quan giữa các nhóm máu và bệnh ung thư dạ dày ở những người Trung Quốc.
4. Nhóm máu O có nguy cơ giảm khả năng sinh sản
Theo một cuộc nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh sản, phụ nữ có nhóm máu O thường có nồng độ hormone FSH (nội tiết tố sinh dục) cao gấp đôi và thường có ít trứng dự trữ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến các vấn đề sinh sản chứ không riêng gì nhóm máu.
5. Nhóm máu Rh có nguy cơ cao gặp biến chứng khi mang thai
Những phụ nữ mang nhóm máu Rh thường có nguy cơ biến chứng nhiều hơn những người khác. Nếu mẹ bầu có nhóm máu âm tính và em bé sinh ra có nhóm máu Rh dương tính, cơ thể mẹ có nhiều kháng thể chống lại nhóm máu của bé.
Thật may mắn, nó không ảnh hưởng đến con nhưng nó có thể ảnh hưởng xấu đến lần sinh nở tiếp theo. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và tiêm phòng cho bà mẹ mang thai mang nhóm máu Rh để tránh những biến chứng không đáng có.
6. Nhóm máu O có ít khả năng bị đột quỵ hơn các nhóm máu khác
Theo cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Đông máu và Cầm máu, những người không thuộc nhóm máu O thường có nguy cơ cao bị các vấn đề về bệnh tim mạch như đột quỵ.
Các nhà sinh vật học vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy và họ cho rằng những người không thuộc nhó máu O có hàm lượng protein Von Willebrand (gây rối loạn chảy máu) cao. Và đó là nguyên nhân dẫn đến chứng đông máu và đột quỵ.
7. Muỗi rất thích nhóm máu O
Nếu bạn thấy mình rất hay bị muỗi đốt, rất có thể bạn thuộc nhóm máu O. Các nhà khoa học cho rằng nhóm máu O thường "hấp dẫn" hơn những loại nhóm máu khác như A, B.
Và khi bị muỗi đốt, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét...Và đó là lý do tại sao các nhà khoa học khuyên bạn nên biết về nhóm máu của mình để phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả hơn.
8. Nhóm máu AB có nguy cơ cao mất trí nhớ
Tác giả của cuộc nghiên cứu, Bác sĩ Mary Cushman, tại trường Đại học Y Vermont tại Burlington cho biết, những người nhóm máu AB có 82% nguy cơ mắc bệnh về nhận thức và có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng một số vấn đề như cao huyết áp, tiểu đường, và hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chứng mất trí.
(Theo MSN)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 8 lý do bạn nên biết về nhóm máu của mình và nguy cơ mắc bệnh của từng nhóm máu tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].