1. Người bị cholesterol cao không nên ăn trứng?
Trứng từng bị coi là một nguồn thực phẩm không lành mạnh vì cholesterol cao và những lo ngại về tim mạch. Việc lòng đỏ trứng có hàm lượng chất béo và cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra mối lo ngại này.
Tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vì không phải chất béo nào cũng là xấu và cholesterol tốt sẽ không làm tăng mức cholesterol xấu trong máu.
Ăn từ một đến ba quả trứng mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng điều này thay đổi giữa mỗi người. Ở mức độ tiêu thụ này, có thể dự kiến những thay đổi rất ít về mức cholesterol.
Chưa rõ liệu có giới hạn số lượng trứng tối đa mà một người có thể ăn mỗi ngày hay không. Cần nghiên cứu thêm về lĩnh vực này để hiểu rõ hơn.
Nhưng không có vấn đề sức khỏe gây lo lắng, bạn có thể ăn trứng với số lượng vừa phải mà khó có khả năng gây bất kỳ ảnh hưởng đến mức cholesterol.
2. Muốn giảm cân thì không nên ăn lòng đỏ?
Nhiều người không ăn lòng đỏ trứng vì sợ béo. Tuy nhiên thực tế là lòng đỏ trứng chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng như vitamin D giúp hấp thụ canxi. Lòng đỏ còn chứa choline tốt cho gan.
Các chất này cùng lutein rất tốt cho mắt và không có trong lòng trắng trứng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến nghị ăn một quả trứng mỗi ngày là một phần thực đơn dinh dưỡng lành mạnh.
Các thí nghiệm cũng cho thấy ăn một quả trứng cho bữa sáng sẽ làm giảm lượng thức ăn bạn ăn, từ đó giảm lượng calo bạn tiêu thụ.
3. Trứng sống tốt hơn trứng luộc chín?
Một số người ăn trứng sống để phát triển cơ bắp, cải thiện giọng hoặc giảm lượng axit trong dạ dày. Nhưng thực tế, ăn trứng sống cũng không có nhiều tác dụng kỳ diệu như bạn tưởng.
Việc hấp thụ trứng sống không tốt bằng trứng luộc chín và biotin (vitamin B7) trong trứng sống cũng khó hấp thu do lòng trắng trứng có một loại protein là avidin kết hợp với biotin tạo thành hợp chất bền vững.
Nếu ăn trứng sống thường xuyên, cơ thể sẽ dễ bị thiếu biotin, một chất rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và điều hòa phát triển tế bào. Thiếu chất này, cơ thể thường bị mẩn da, rụng tóc.
Trên thực tế, khoảng 10% số trứng chứa vi khuẩn gây bệnh Salmonella, nấm mốc hoặc ký sinh trùng. Vi khuẩn này được tìm thấy không chỉ trên vỏ trứng mà còn bên trong trứng, nhất là trứng không tươi. Ăn trứng bị nhiễm salmonella có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Nếu vẫn muốn ăn trứng sống, tái hoặc chần, lưu ý:
- Không ăn những quả trứng bị nứt, vỡ hoặc bẩn, không mua hoặc ăn trứng đã để quá lâu.
- Mua trứng gà tiệt trùng và trứng đóng hộp ở những nơi đảm bảo như siêu thị.
- Bảo quản trứng trong tủ lạnh. Môi trường bên ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
4. Trứng nâu tốt hơn trứng trắng?
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định sự khác biệt giữa trứng trắng và trứng nâu về giá trị dinh dưỡng, nhưng cho đến nay, đa số tin rằng không có khác biệt nào đáng kể.
Theo Live Strong, một quả trứng lớn (cả nâu và trắng) đều chứa khoảng 72 calo và 6 gam protein cùng với một số chất béo không bão hòa lành mạnh.
5. Màu sắc lòng đỏ trứng quyết định chất lượng quả trứng?
Màu sắc quả trứng phụ thuộc vào chế độ ăn của gà mẹ. Gà mẹ càng hấp thu nhiều carotenoid - một sắc tố thực vật - thì lòng đỏ trứng trông càng đậm hơn. Điều này không liên quan đến việc nó là được nuôi thả hay nuôi nhốt.
Tuy nhiên hiện tượng này chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của lòng đỏ trứng chứ không nói lên chất lượng trứng kém hay trứng hỏng.
6. Bà bầu không nên ăn trứng?
Có quan niệm cho rằng bà bầu ăn trứng sẽ khiến con sau này bị dị ứng. Tuy nhiên đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.
Trứng được xếp vào danh mục những loại “siêu thực phẩm” cần thiết cho thai phụ, cung cấp rất nhiều loại chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé trong quá trình mang thai bao gồm chất béo, khoáng chất, protein, vitamin A và D.
7. Cánh tủ lạnh là nơi bảo quản trứng tốt nhất?
Mặc dù phần lớn cánh tủ lạnh thường có khay để trứng nhưng đây không phải là nơi tốt nhất để bảo quản trứng.
Trứng nên được để ở nơi có nhiệt độ ổn định. Trong khi đó cánh cửa tủ là nơi có nhiệt độ ấm nhất và hay thay đổi do khi chúng ta mở ra, đóng vào.
Nơi tốt nhất để bảo quản trứng là ngăn giữa tủ lạnh.
8. Cách chế biến không ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng trong trứng
Ăn trứng thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải biết nấu trứng đúng cách nữa. Trứng đánh lên và hấp trong lò vi sóng ở nhiệt độ 180 độ C sẽ mất khoảng 45% vitamin D trong vòng 40 phút.
Trong khi đó trứng luộc và trứng chiên giữ được tới 90% vitamin. Đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi chế biến món trứng.
Đọc tiếp: Phần 2.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 hiểu lầm về trứng mà nhiều người vẫn tin sái cổ bấy lâu nay tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].