1. Gấp một tờ giấy 8 lần
Một tờ giấy A4 không thể gấp lại 8 lần. Ngay cả một tờ giấy có kích thước lớn đi chăng nữa cũng không thể gấp hơn 7 lần và điều này đã được chứng minh bằng giấy A4.
2. Uốn cong ngón út mà không làm ngón đeo nhẫn di chuyển
Tất cả các ngón tay của chúng ta đều có liên kết với nhau. Chúng "chia sẻ" các đường gân uốn cho phép bạn uốn cong ngón tay. Nếu bạn cố gắng uốn cong một ngón thì sẽ có một ngón tay khác uốn cong theo (dù ít hay nhiều).
3. Uốn cong lưỡi theo các mức độ khó tăng dần
Nhiều người vẫn luôn tin rằng, khả năng thực hiện các thủ thuật với lưỡi càng khó càng thể hiện kết quả của di truyền. Việc cuộn lưỡi thành hình dạng ống là điều mà không nhiều người có thể làm được.
4. Ngọ nguậy vành tai
Muốn ngọ nguậy được đôi tai, bạn cần sử dụng được 3 cơ ở phía trước, phía trên và phía sau tai. Rất ít người có thể làm điều này. Bạn hãy thử xem mình có là một trong những người đặc biệt đó không?
5. Cho cả nắm tay vào miệng
Rất ít người có thể cho nắm tay của mình vào miệng vì điều này đòi hỏi bạn phải có một nắm tay rất nhỏ cùng miệng rất lớn.
Trung bình, tay người lớn thường nằm trong khoảng từ 15,2 cm) đến 27,9 cm trong khi đó kích thước thông thường của miệng là 7 cm.
6. Liếm khuỷu tay
Nếu làm được điều này, chứng tỏ bạn sở hữu cánh tay cực ngắn cùng chiếc lưỡi dài bất thường. Điều này chỉ mất vài giây nên bạn hãy thử xem, liệu mình có phải là người đặc biệt ấy không.
7. Nói trong khi hít vào
Sự thật là bạn có thể tạo ra âm thanh trong khi hít vào nhưng nghe rất lạ và điều này không hề dễ dàng chút nào.
8. Bóp vỡ quả trứng bằng cách giữ một điểm ở hai đầu trên dưới
Khi chúng ta bóp một quả trứng bằng ngón tay, áp lực được phân phối trên toàn bộ bề mặt của quả trứng làm giảm lực căng trên vỏ. Sẽ rất đặc biệt nếu như bạn có thể bóp vỡ quả trứng bằng cách này đấy!
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 8 điều tưởng như rất bình thường mà đến 99% chúng ta không thể làm được tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].