Dưới đây là một số sự thật thú vị về chiếc lưỡi của con người mà có thể bạn chưa biết.
Lưỡi không bao giờ biết mệt, khác hẳn các cơ còn lại
Bạn có nhận thấy rằng lưỡi cũng là một cơ nhưng không bao giờ biết mệt mỏi hay đau nhức không?
Không như cơ bắp tay hay chân sẽ bị đau nếu bạn hoạt động quá nhiều, lưỡi có thể chuyển động liên tục vì nó gồm tất cả 8 cơ. Nhờ đó mà lưỡi cũng rất linh hoạt.
Lưỡi của mỗi người là riêng biệt
Mỗi chiếc lưỡi đều khác biệt và độc nhất. Cũng như vân tay, lưỡi có dấu vân riêng biệt, có thể dùng làm phương thức nhận dạng.
Lưỡi có thể uống cong thành hình chữ U
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng lý giải vì sao phần lớn con người có thể uốn cong lưỡi thành hình chữ U nhưng một bộ phận nhỏ lại không làm được.
Giả thuyết cho rằng nguyên nhân có thể do gene, nhưng các nghiên cứu khác cho thấy trường hợp cha mẹ không làm được nhưng con thì có thể.
Một số nghiên cứu khác nhận định ngôn ngữ bạn nói có thể cũng ảnh hưởng phần nào.
Ngoài ra rất ít người có thể uốn lưỡi hình hoa. Đây là khả năng hiếm không phải ai cũng làm được.
Lưỡi không mệt nhưng có thể béo lên
Lưỡi không bao giờ biết mệt và luôn hoạt động không ngừng nên nhiều người có thể nghĩ là lưỡi không thể béo lên được.
Tuy nhiên cũng như các cơ bắp khác, lưỡi cũng sẽ béo lên nếu bạn tăng cân. Thực tế ngủ ngáy và các vấn đề về giấc ngủ có thể liên quan đến tình trạng lưỡi béo.
Lưỡi không cảm nhận từng vị theo khu vực khác nhau
Do vấn đề dịch thuật các nghiên cứu mà "sơ đồ vị giác" của lưỡi đã bị nhiều người hiểu lầm.
Chúng ta vẫn tưởng rằng mỗi khu vực của lưỡi cảm nhận được một vị khác nhau, ví dụ vị ngọt ở đầu lưỡi, vị đắng ở cuối,...
Tuy nhiên thực tế là những gì nhà khoa học Đức David Hanig trình bày trong luận văn năm 1901 của ông đã bị hiểu sai. Ông trình bày rằng lưỡi có những bề mặt nhạy cảm hơn những vùng khác, nhưng nhiều ngườ hiểu sai khi nhìn sơ đồ ông trình bày.
Đến năm 1974, nhà khoa học Virginia Collings đã xác nhận lưỡi có thể cảm nhận tất cả các vị từ bất kỳ khu vực nào của lưỡi. Sự khác biệt ở các khu vực là mức độ cảm nhận vị.
Ngoài ra những nụ vị giác ở lưỡi là cách bản năng giúp chúng ta tự vệ, vì ta có thể nhận diện thực phẩm hỏng hay có độc trước khi ăn vào.
Bạn không thể cảm nhận hương vị chỉ bằng lưỡi
Lưỡi chỉ cảm nhận được vị chứ không phải hương vị. Ví dụ bạn hãy thử bịt mũi và ăn một chiếc kẹo. Lưỡi sẽ chỉ nhận ra vị ngọt, nhưng bạn không thể phân biệt nó có vị chocolate hay dâu bởi chúng ta phân biệt hương vị là nhờ mùi, không phải vị.
Đó cũng là lý do vì sao khi bị ốm và ngạt mũi, bạn sẽ cảm thấy đồ ăn nhạt nhẽo, chẳng có vị gì cả.
Lưỡi là bộ phận lành nhanh nhất cơ thể
Đã bao lần bạn cắn phải lưỡi, nhưng chỉ vài phút sau lại quên ngay chuyện đã xảy ra?
Đó là nhờ có nước bọt và các tế bào ở lưỡi, đây là bộ phận lành nhanh nhất cơ thể người.
Màu sắc của lưỡi có thể báo hiệu sức khỏe
Lưỡi có màu hồng nhạt nghĩa là bạn có thể đang khỏe mạnh. Nếu không bạn sẽ cần đi khám bác sĩ.
Màu sắc của lưỡi có thể thay đổi nhiều tông màu khác nhau, mỗi màu là dấu hiệu vấn đề khác nhau.
Ví du lưỡi có màu đỏ thì bạn có thể gặp vấn đề từ nhẹ như nhiễm trùng hoặc nặng như bệnh tim mạch.
Lưỡi màu vàng có thể bạn gặp vấn đề về dạ dày, gan. Lưỡi màu trắng có thể do bạn bị mất nước,...
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 sự thật thú vị về lưỡi không phải ai cũng biết tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].