1. Cục bông trên mũ len
Trên những chiếc mũ len thường có một cục bông, đó không phải đơn thuần chỉ để trang trí bình thường. Trước đó, từ thế kỉ 18 những cục bông này sản xuất ra đều có mục đích.
Mũ len là vật dụng quen thuộc của các thủy thủ người Pháp và cục bông sẽ bảo vệ đầu, giúp họ không bị va vào trần của boong tàu.
2. Miếng vá nhỏ có lỗ trên ba lô
Đây vừa là chi tiết dùng để trang trí cho balo thêm năng động, trẻ trung vừa có công dụng nhất định. Bạn có thể xỏ dây qua hai lỗ để treo balo lên hoặc treo các loại túi, giày trong khi leo núi, đi picnic.
3. Phần số ghi trên các hộp mĩ phẩm
Thường trên các hộp mỹ phẩm như kem dưỡng, kem nền, nước hoa, phấn... sẽ có một biểu tượng là chiếc hộp mở nắp phía dưới có ghi 6M, 12M hay 24M.
M chính là viết tắt của month (tháng) trong tiếng Anh. Nội dung này có nghĩa là sản phẩm sau khi mở nắp chỉ sử dụng được 6 tháng, 12 tháng hay 24 tháng.
4. Lỗ trên que kẹo mút
Mục đích chính của chiếc lỗ trên que kẹo mút chính là để cố định kẹo không bị rơi ra. Khi sản xuất kẹo, người ta sẽ đặt que vào khuôn, sau đó mới đổ kẹo lỏng vào, phần kẹo lọt qua khe và lấp đầy có tác dụng gắn cục kẹo bám chặt vào que, khi đóng gói hoặc cầm lên mút sẽ không bị rơi ra ngoài.
5. Gờ lồi lõm dưới đáy chai
Khi thiết kế chai nước ngọt có gas nhà sản xuất thường tạo nên những gờ lồi lõm dưới đáy để giúp tăng sức chịu đựng của chai.
6. Túi nhỏ dưới đáy quần lót
Phần đáy quần lót của chị em thường được may 2 lớp, lớp phía trong thường làm từ vật liệu mềm, dễ thấm hút. Tuy nhiên, một số loại quần thường chỉ được khâu 3 cạnh, và chừa lại một cạnh, tạo thành “chiếc túi” nhỏ.
Việc này giúp nhà sản xuất tiết kiệm từ 10 – 30 giây, giúp giảm thời gian sản xuất mà không ảnh hưởng gì đến người sử dụng.
7. Nắp dao rọc giấy
Bạn có thể sử dụng phần nắp này để bẻ gãy phần lưỡi bị cùn đi.
Cách thực hiện như sau, bạn đẩy phần lưỡi dao bị cùn ra, tra lưỡi dao vào khe hở nhỏ trên nắp sau đó dùng lực vừa phải bẻ lưỡi dao bị cùn đi là được.
8. Nếp gấp trên quần âu
Vào cuối thế kỉ 19, khi những chiếc quần âu này được xuất khẩu sang nước ngoài thì được nén thật chặt để tiết kiệm khoang chứa hàng của các phương tiện vận chuyển.
Vì thế nên xuất hiện các nếp gấp, không thể nào xóa được. Dần dần chúng trở thành chi tiết trang trí và thể hiện sự chỉn chu, lịch lãm.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 8 chi tiết trên đồ dùng rất quen thuộc nhưng lại ít người biết được ý nghĩa của chúng tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].