Rất nhiều trẻ đến tuổi nói nhưng vốn từ vẫn còn hạn chế, nói chưa tròn vành, rõ tiếng và rõ nghĩa. Độ tuổi từ 2 - 3 tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ dạy cho bé cách tập nói thông qua cách giao tiếp hàng ngày.
Dưới đây là 7 việc cha mẹ cần làm mỗi ngày để con phát huy khả năng về ngôn từ, không lo chậm nói.
1. Sử dụng cách nói chuyện đơn giản, dễ hiểu
Thay vì dùng những câu nói dài dòng, hoa mỹ, khó hiểu, cha mẹ hãy lựa chọn những từ ngữ thật ngắn gọn để trẻ có thể nhớ lâu hơn.
Ví dụ khi tắm cho con, mẹ chỉ cho con tên các bộ phận trên cơ thể, hoặc khi nhìn thấy một đồ vật gì đó, hãy nhấn mạnh các từ chính trong một câu nói “cái ghế” thay vì câu “con nhìn đằng kia kìa, đây được gọi là cái ghế”.
2. Đưa ra các lựa chọn cho con
Khi cha mẹ cho bé một thứ gì đó, hãy đưa cho bé dưới các sự lựa chọn để trẻ suy nghĩ ra nhiều vốn từ đa dạng hơn.
Ví dụ: Khi bạn nói với con: "Con muốn tráng miệng bằng chuối hay táo?" hoặc "Con muốn mặc áo vàng hay áo xanh hôm nay?"… cách gợi ý sự lựa chọn này thích hợp với những trẻ có thích sử dụng từ “không” để trả lời.
3. Lặp đi lặp lại nhiều lần
"Một cách để con trẻ học từ mới là nghe đi nghe lại cùng một câu chuyện. Nó có thể nhàm chán với bạn, nhưng với con thì không". Tiến sĩ nhi khoa Carmen Ramos-Bonoan, giám đốc quốc gia của Hiệp hội Nhi khoa cấp cứu Philippines (PAPA) nhấn mạnh.
Nghiên cứu này chỉ ra, ba mẹ khi kể cho con nghe một câu chuyện gì đó, hãy lặp đi lặp lại nhiều lần để bé có thể rèn luyện được khả năng nói chuyện của mình, đây cũng là phương pháp để rèn luyện trí nhớ của trẻ tốt hơn.
4. Duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ
Ở độ tuổi này, mẹ nên mua những cuốn sách có vần điệu, nhịp điệu hoặc nội dung lặp đi lặp lại mà con bạn có thể học thuộc lòng, dễ nghe, dễ hiểu, những cuốn sách đơn giản và hài hước, sách về trẻ em và gia đình, sách có hình ảnh và tên của những thứ khác nhau.
Việc cha mẹ kiên trì đọc sách cho con trước khi đi ngủ mối tối sẽ duy trì những thói quen lành mạnh, phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ nhạy bén và đa dạng hơn.
5. Coi trọng cuộc trò chuyện với con
Nguyên tắc khi trò chuyện với trẻ đó là mẹ tuyệt đối không nên trả lời qua loa cho xong chuyện, cho dù cuộc trò chuyện đơn giản đến đâu, hãy sử dụng nó như một cơ hội để giải thích kỹ hơn những gì trẻ nói, chẳng hạn khi con hỏi về câu “Mẹ ơi! Tại sao con gà trống lại biết gáy?” thì mẹ không nên trả lời ngắn gọi là “Vì đó là con gà trống” mà hãy trả lời rằng “Đây là bản năng của những chú gà trống, chúng thường thức dậy buổi sáng để làm nhiệm vụ này đó con”.
Bạn cũng có thể hỏi lại con những câu hỏi bắt đầu bằng "cái gì," "ai" và "ở đâu". Giao tiếp qua lại xây dựng kỹ năng thuyết phục của trẻ, giúp con học cách thay phiên nhau khi trò chuyện.
6. Tắt các thiết bị di động và TV
Nếu muốn khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, hãy chủ động nói chuyện với con và bỏ điện thoại sang một bên. Khi chúng ta để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trong xe hơi hoặc xe buýt, những cơ hội thực sự tốt để nói chuyện với con mình. Bạn có thể nói về những gì bạn đang thấy và ngày hôm nay của bạn. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ.
7. Dạy bé tập nói bằng hình ảnh thật
Đây thực sự là một cách giúp trẻ tập nói hiệu quả. Không chỉ có thể nhìn trực tiếp bằng mắt mà trẻ còn có thể sờ và tập nói ngay sau đó (tuy nhiên chỉ áp dụng với những vật vô hại). Với cách làm này, trẻ sẽ dễ dàng nhớ được lâu hơn.
Kỹ năng này có thể xem là kỹ năng kích thích các giác quan. Nhờ đó, thị giác, khứu giác, thính giác của bé đều phát triển toàn diện. Bên cạnh các đồ vật thật, mẹ cũng có thể dạy bé tập nói các con vật qua hình ảnh thật chứ không phải ở trong sách. Nhờ đó, sau này mỗi khi nhìn thấy bé chắc chắn sẽ nhớ đến và nói cho bạn nghe.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 7 việc cha mẹ cần làm mỗi ngày để con không bị chậm nói tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].