Thịt trâu
Thịt trâu và thịt lợn là đại kỵ của nhau, nấu chung 2 loại thịt này dễ sinh ra chứng sán dây, sán sơ mít đồng thời làm mất đi hương vị riêng của từng loại.
Vì thế, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên kết hợp 2 loại thịt với nhau.
Gừng
Rất nhiều bà nội trợ có thói quen sử dụng gừng để tẩm ướp và chế biến thịt lợn tuy nhiên đây lại bị xem là cách làm sai lầm.
Theo các chuyên gia, gừng thuộc hỏa, thịt lợn lại thuộc thủy, khi kết hợp gừng và thịt lợn sẽ dễ gây nên chứng phong thấp. Một số người sau khi ăn xong còn xuất hiện 1 số đốm đen.
Rau mùi
Rau mùi được xếp vào hàng các loại rau có tính ôn, hao khí, trong khi đó, thịt lợn thì ích khí.
Vì thế, nếu đem nấu chung rau mùi và thịt lợn sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng đau quặn quanh vùng rốn.
Mơ
Một trong những lưu ý khi chế biến thịt lợn là tuyệt đối không kết hợp loại thực phẩm này với quả mơ.
Nguyên nhân là do, mơ có vị chua, khi kết hợp với thịt lợn hay mỡ lợn dễ gây nên bệnh tả lỵ.
Thịt chim bồ câu
Có thể bạn chưa biết, thịt lợn và thịt chim trong đó có thịt chim bồ câu là đại kỵ của nhau. Việc chế biến chung 2 loại thịt này sẽ dễ dẫn tới tình trạng khí huyết khó lưu thông ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Đỗ tương
Đậu tương là thực phẩm giàu dinh dưỡng khi chứa tới 60 - 80% là phốt pho. Khi nấu cùng với thịt lợn, phốt pho có trong đậu tương sẽ làm giảm đi phần nào giá trị dinh dưỡng của thịt, nhất là thịt nạc.
Ngoài ra, nó cũng làm cho quá trình hấp thu các khoáng chất của cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều.
Lá mơ
Có thể bạn chưa biết, thịt lợn rất kỵ với lá mơ. Nguyên nhân là do trong thịt lợn có chứa nhiều protein, khi ăn kèm với lá mơ sẽ gây nên tình trạng kết tủa lượng đạm khiến cơ thể không hấp thụ được dẫn tới khó tiêu, ngộ độc, thậm chí là nhiễm độc cho cơ thể.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 7 thực phẩm là khắc tinh của thịt lợn, chớ dại nấu chung ngon mấy cũng hóa kịch độc tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].