Nếu bạn tin rằng mối quan hệ với đồng nghiệp không phải phần quan trọng nhất trong sự nghiệp thì bạn đã lầm.
Nghiên cứu chỉ ra nếu bạn có quan hệ thân thiện với đồng nghiệp thì năng suất lao động sẽ tăng đáng kể.
Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận những sai lầm thường mắc trong giao tiếp với đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người.
Sai lầm 1: Bạn không nhớ tên đồng nghiệp
Chuyên gia khuyên bạn nên gọi tên đồng nghiệp ngay khi bạn vừa gặp họ, như vậy bạn sẽ nhớ tên người đó hơn và cũng thể hiện sự tôn trọng với người ta.
Sai lầm 2: Bạn không mang đồ ăn ngon chia sẻ với mọi người
Nếu muốn làm điều gì đó cho đồng nghiệp và được yêu quý, hãy nhớ mang đồ ăn đến nơi làm việc.
Bạn không nhất thiết phải dành cả ngày trong bếp nấu nướng, bạn có thể chỉ cần mua chút bánh quy và chia sẻ với mọi người thôi.
Nếu điều này trở thành văn hóa của cả nhóm thì bạn sẽ chẳng bao giờ sợ đói ở nơi làm việc.
Sai lầm 3: Bạn sợ "kết bạn" với đồng nghiệp trên Facebook
Nếu muốn hiểu thêm về công ty bạn đang làm việc và làm bạn với các đồng nghiệp, thì bạn cần hiểu thêm về sở thích và những thành tựu họ đạt được.
Điều này giúp bạn có chủ đề để nói chuyện với họ và biết điều gì mình không nên nói.
Điều quan trọng nhất là đừng lan truyền những thông tin bạn biết từ người khác đi khắp nơi và trở thành người nhiều chuyện nhé.
Sai lầm 4: Bạn cố gắng giao lưu quá nhiều
Nếu mọi người đều yêu quý bạn thì rất tốt, nhưng chỉ nên ở mức độ vừa phải thôi nhé. Tỏ ra thân thiết quá đà có thể gây phản tác dụng. Hãy tìm hiểu kỹ hơn những đồng nghiệp của bạn để giao tiếp với mỗi người theo những cách khác nhau, vì có người thích "chém gió", có người lại ít nói.
Đừng cố gắng làm bạn quá nhanh. Đừng chia sẻ những thông tin quá riêng tư, vì những cuộc đối thoại như vậy có thể không phù hợp ở nơi làm việc.
Sai lầm 5: Bạn không dành lời khen cho đồng nghiệp
Nếu bạn chú ý điểm mạnh và tài lẻ của đồng nghiệp và dành tặng họ lời khen ngợi chân thành, họ sẽ nhận thấy bạn là người tốt bụng, cởi mở. Quan trọng nhất là phải trung thực và khiêm tốn.
Hãy tránh những lời khuyên có thể gây hiểu lầm nhé. Ví dụ khen bản báo cáo của đồng nghiệp và khen đôi mắt của họ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Sai lầm 6: Bạn không trung lập
Nếu thấy ở công ty có sự chia rẽ thành nhiều nhóm riêng biệt, đừng chọn hẳn một bên. Hãy giữ vị trí trung lập, nếu không thì những mối quan hệ tốt của bạn với cả một nhóm nào đó sẽ bị ảnh hưởng.
Hãy lịch sự và tốt bụng với tất cả mọi người dù địa vị xã hội của họ là gì. Hãy tránh xa những lời tiêu cực về người khác. Vị trí trung lập này sẽ giúp bạn luôn luôn trong trạng thái tích cực và có năng suất làm việc cao.
Sai lầm 7: Bạn không để ý đến ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể (body language) là một phần quan trọng trong bất kỳ giao tiếp nào. Chúng ta có thể gửi những thông điệp với đồng nghiệp một cách vô thức, khiến họ không muốn nói chuyện hòa nhã thân thiện với chúng ta nữa.
Ví dụ vẻ mặt lúc nào cũng buồn rầu, dùng tay hay đồ vật chỉ vào người khác khi đang nói, lên giọng,... tất cả những điều đó sẽ khiến bạn mất lòng đồng nghiệp.
Nếu muốn gây ấn tượng tốt với người mà bạn đang nói chuyện:
- Nhìn vào mắt người bạn đang nói chuyện
- Xoay người về phía người đó khi đang nói chuyện
- Cười lịch sự nếu có thể
- Không chỉ tay hay đồ vật vào người khác
- Không che miệng khi nói chuyện
Những lời khuyên đơn giản này sẽ giúp bạn trở thành người được yêu quý.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 sai lầm 'chết người' nhân viên mới thường mắc phải dễ làm mất lòng đồng nghiệp tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].