7 loại thịt dù đói mấy cũng không được ăn
Đầu gà
Kinh nghiệm dân gian cho rằng đầu gà ăn nhiều không tốt. Các chuyên gia y tế cho rằng, trong đầu gà chứa độc tố là do khi gà mổ thức ăn, ăn luôn cả những tạp chất thuộc kim loại nặng.
Những chất độc này đa phần tích tụ ở phần đầu gà, người ăn vào sẽ bị nhiễm chất độc theo, gây hại cho tiêu hóa, sức khỏe.
Thịt có hạch
Khi chọn mua thịt, cần quan sát kỹ xem miếng thịt có hạch hay không. Đặc biệt phần thịt cổ, tai mũi mặt hay có những cục nhỏ lợn cợn, đó chính là tật hay còn gọi là hạch.
Hạch lợn có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn và virus, ăn phải thấy rất hôi và gây bệnh cho cơ thể.
Màng đen trong bụng cá
Khi mổ cá, phải làm sạch lớp màng đen, đặc biệt là cá rô phi. Đây là phần tanh nhất của cá, chứa mùi bùn đất nồng nặc nhất, chứa một lượng lớn chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại khác.
Chóp nhọn ở phao câu gia cầm
Trên phao câu gà, ngan, vịt, có một phần nhọn nhô ra, đó chính là nơi tập trung các bạch huyết của gia cầm.
Trong các tuyến bạch huyết chứa các đại thực bào nuốt vi khuẩn và virus, thậm chí có cả chất gây ung thư.
Vì thế, tốt nhất khi thịt gà, nên cắt bỏ hoàn toàn phần này, không để chất bột vỡ dính vào phần thịt khác.
Da cổ gà, khí quản
Các bác sĩ cho rằng, trong da cổ gà và đặc biệt là ống khí quản chứa một lượng cholesterol rất cao, vì vậy tốt nhất là không ăn hoặc hạn chế sử dụng da cổ gà.
Phần chai ở móng, khuỷu chân dê
Giống như phần hạch ở thịt lợn, những cục chai cứng ở khuỷu hoặc bàn chân dê khi chế biến thức ăn cần chú ý cắt bỏ, vì đây vốn là một bộ phận bị "bệnh" cấu tạo nên, vì vậy tốt nhất đừng ăn mà gây hại cho sức khỏe.
Nửa đuôi của thịt ốc
Khi ăn ốc, chỉ nên ăn phần miệng, phần ruột ốc phía sau chứa nhiều độc tố, rất hại cho sức khỏe.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 7 loại thịt dù đói mấy cũng không được ăn, 'lỡ miệng' là gặp hậu quả khó lường tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].