1. Khi nào nên kiểm tra vòng một?
Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, hàng năm nên đi chụp nhũ ảnh để kiểm tra vòng một.
Đối với phụ nữ trưởng thành ở mọi độ tuổi, có thể tiến hành tự khám ít nhất 1 lần/tháng. Thời gian tốt nhất là khoảng 3-5 ngày sau khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Chỉ cần đảm bảo bạn thực hiện cùng một ngày mỗi tháng.
Khi tự kiểm tra vòng một, bạn nên đứng trước gương để quan sát bất kỳ sự thay đổi bề ngoài nào. Bạn cũng nên kiểm tra khi nằm trên giường. Ngoài ra nhiều phụ nữ cảm thấy dễ tự kiểm tra vòng một nhất khi da ướt và trơn, do đó bạn có thể thực hiện ở thời điểm đi tắm.
2. Cách kiểm tra vòng một
Bạn có thể quan sát bằng mắt thường những dáu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ. Cách thực hiện:
- Hai tay thả lỏng hai bên người.
- Đưa hai cánh tay lên qua đầu, hai tay hướng về trước.
- Sau đó đặt hai tay lên hông, khom người.
- Dùng tay bóp nhẹ phần đầu xem có tiết ra dịch bất thường hay không.
Ngoài quan sát, bạn nên cảm nhận xem có điều bất thường nào không thể nhìn thấy được hay không.
Dùng bàn tay phải để sợ ngực trái và ngược lại.
Bạn có thể xoay ngón tay theo 3 hướng để kiểm tra:
- Từ tên xuống dưới rồi ngược lại.
- Theo chuyển động tròn.
- Từ phải sang trái rồi ngược lại.
3. Dấu hiệu bạn cần đi khám
Dưới đây là những dấu hiệu bất thường bạn cần lưu ý khi kiểm tra núm:
- Có chất lỏng màu trắng, sữa, vàng hoặc có máu.
- Hình dạng biến đổi khác thường.
- Vị trí của núm thay đổi hoặc bị thụt vào trong.
- Nổi mụn, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.
Ngoài ra có thể có những dấu hiệu bất thường khác ở "núi đôi" như:
- Cục u ở bất kỳ phần nào trên ngực.
- Da bị lõm hoặc nhăn nheo.
- Đỏ, lở loét, nổi mụn hoặc sưng tấy trên da.
4. Giữ bình tĩnh và đi khám bác sĩ
Nhớ rằng điều quan trọng là bạn không nên hoảng sợ nếu phát hiện có điều bất thường. Hãy nhớ rằng 60% - 80% các khối u ở ngực thường là lành tính.
Tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và đảm bảo an toàn.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 dấu hiệu bất thường ở vòng một nếu có hãy đi khám ngay lập tức tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].