1. Âm nhạc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Nghiên cứu cho thấy âm nhạc có thể làm giảm mức độ cortisol, hormone gây căng thẳng. Thậm chí âm nhạc còn có tác dụng chữa bệnh.
Cơ thể chúng ta liên kết chặt chẽ với các phản ứng hóa học trong não bộ. Ví dụ, khi chúng ta nghe nhạc sẽ làm giảm độ căng thẳng, từ đó cơ thể sản sinh nhiều kháng thể chống lại các loại bệnh.
2. Chỉ cần cười để vui lên
Biểu cảm khuôn mặt có tác động đến tâm trạng của chúng ta và ngược lại.
Ví dụ nếu bạn đi dạo và đang cảm thấy vui vẻ, nhưng vì trời nắng chói mà bạn phải nheo mắt, nhíu mày thì bạn sẽ thấy bớt hạnh phúc.
Và ngược lại, nếu tâm trạng bạn không tốt, hãy thử dùng răng ngậm một chiếc bút chì, nó sẽ kích hoạt các cơ thường được sử dụng khi cười và đánh lừa bộ não của bạn.
3. Giảm đau bằng cách nhìn qua ống nhòm
Theo các nhà khoa học ĐH Oxford, nếu bạn nhìn vết thương của mình qua ống nhòm xoay ngược thì cơn đau sẽ giảm. Đó là vì kích thước vết thương trở nên nhỏ hơn, từ đó bộ não tự động giảm cảm giác đau.
4. Khoa tay giúp ghi nhớ
Theo các nhà khoa học đến từ ĐH Manchester, cử chỉ khoa tay sẽ giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn bởi các động tác thường có liên quan đến những điều người đó đang nói ở thời điểm đó.
5. Hãy nói vào tai phải và hát vào tai trái
Tai phải xử lý tốt âm thanh lời nói trong khi tai trái nhạy cảm với tiếng nhạc và giọng hát. Bởi vậy, hãy hướng tai phải về phía người nói để nghe tốt hơn và nghe âm thanh bằng tai trái.
6. Cung điện ký ức
Có một cách khác để ghi nhớ thông tin chính là áp dụng kỹ thuật "cung điện ký ức". Bạn cần tạo một hình ảnh trong đầu về một địa điểm nào đó để ghi nhớ các thông tin khác nhau liên quan đến các đồ vật tại địa điểm đó.
Hình ảnh sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn số liệu hay chữ. Tìm hiểu thêm về phương pháp này tại đây.
7. Hiệu ứng Ganzfeld (thần giao cách cảm)
Bạn hoàn toàn có thể tự ý xây dựng cho bản thân một thế giới riêng trong đầu của mình với chỉ 5 bước:
Bước 1: Bật radio nhưng không phải là để nghe nhạc mà là để nghe âm thanh phát ra từ đó. Âm thanh này cũng gần giống với tiếng TV khi bị mất tiếng hiệu tạo ra. Chúng kêu rè rè đều đặn và đặc biệt gây khó chịu cho con người.
Bước 2: Lấy 1 quả bóng bàn cắt làm đôi, và dùng băng dính cá nhân dán 2 nửa quả bóng này phủ lên 2 mắt của bạn.
Bước 3: Bật một chiếc đèn đỏ ngay ở trước mắt của bạn.
Bước 4: Ngồi hoặc nằm yên trước bóng đèn đó ít nhất nửa tiếng.
Bước 5: Tưởng tượng, tưởng tượng và tưởng tượng.
Đây được gọi là hiệu ứng Ganzfeld. Âm thanh phiền nhiễu từ chiếc radio, quả bóng bàn che 2 mắt và ánh đèn đỏ, tất cả đã khiến não bộ tự động bơ những thứ khó chịu này. Khi ngừng nhận tín hiệu từ môi trường xung quanh, não bộ của bạn sẽ tự động thiết kế và tạo nên một thế giới riêng tùy theo sự tưởng tượng của bản thân bạn.
Đánh lừa bộ não bằng ảo giác quang học
Một số ảo giác quang học có thể đánh lừa mắt và não của bạn.
Hãy nhìn vào bức hình bên dưới trong 30 giây, sau đó nhìn vào tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy như thể mình đang bơi.
Bộ não của chúng ta bị lừa thật dễ dàng phải không?
(Theo BS)
Bạn đang xem bài viết 7 cách đánh lừa bộ não và cơ thể để hạnh phúc hơn tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].