Cách bảo vệ da
1. Che chắn bằng trang phục
Bạn có thể mặc váy dài hoặc quần dài để tránh nắng khi đi ngoài trời mà không có thời gian thoa kem chống nắng. Đội mũ rộng vành để che nắng cho mặt và cổ.
2. Massage tinh dầu
Massage tinh dầu bằng dầu dừa hoặc dầu trẻ em trước khi đi bơi ở bể bơi. Tinh dầu sẽ tạo ra lớp bảo vệ da khỏi clo từ nước bể bơi.
3. Tắm trước khi đi bơi
Nước bể bơi rất nhiều clo để diệt khuẩn, tuy nhiên clo có thể làm mất đi lớp dầu bên ngoài của da khiến da bị khô.
Da khô sẽ dễ hư tổn hơn. Do đó trước khi đi bơi, bạn hãy tắm bằng nước ngọt để hạn chế da hấp thụ nước clo.
4. Dùng kem chống nắng
Tiếp xúc với nắng quá lâu có thể gây nếp nhăn hoặc cháy nắng trên da.
Kem chống nắng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi tình trạng này nhờ có thành phần hấp thụ tia UV và tạo thành lá chắn bảo vệ da.
Không phải loại kem chống nắng nào cũng có hiệu quả như nhau. Tốt nhất nên chọn công thức phổ rộng giúp bảo vệ da khỏi cả tia UVB và UVA.
Mẹo chung:
- Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ đến 14 giờ.
- Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn tùy vào mức độ hoạt động và đổ mồ hôi của bạn.
- Chọn kem chống nắng có SPF 30 hoặc hơn có thể chống tia UVA và UVB.
Cách bảo vệ tóc
1. Dùng xịt tóc chống nắng
Dùng xịt tóc chống nắng để bảo vệ mái tóc trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sản phẩm này sẽ giúp bảo vệ tóc và giữ màu tóc.
2. Thoa dầu xả khô trước khi đi bơi
Nước biển không tốt cho tóc nhuộm, có thể làm mất độ ẩm của tóc, khiến tóc rối, khô và gây chẻ ngọn.
Để ngăn ngừa hư tổn do nước biển, bạn nên thoa dầu xả khô lên tóc trước khi đi bơi.
3. Đắp mặt nạ tóc
Để làm cho tóc mềm mượt, bạn có thể tự làm mặt nạ ủ tóc từ mật ong ấm và sữa bơ.
Mật ong có khả năng phục hồi độ ẩm và giúp tóc khỏe mạnh.
(Theo 5MC)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 cách bảo vệ da và tóc khỏi bị hư tổn khi đi biển mùa hè tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].