Ung thư bàng quang là gì?
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…).
Ung thư bàng quang khởi phát từ bàng quang là một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu có nhiệm vụ lưu trữ nước tiểu. Ung thư bàng quang khởi phát thường xuyên nhất từ các tế bào lót mặt trong bàng quang. Người lớn tuổi thường mắc ung thư bàng quang tuy rằng bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao.
6 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang
Theo khuyến cáo của BV K, hiện nay, chưa có nghiên cứu về nguyên nhân gây ung thư bàng quang, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Độ tuổi: Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi.
- Giới tính: Ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.
- Di truyền, tiền sử gia đình: Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hút thuốc là: Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với căn bệnh này bới những người được chẩn đoán ung thư bàng quang thì hầu như đều sử dụng thuốc lá.
- Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: Một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
- Người viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài … cũng có thể mắc ung thư bàng quang.
Phòng ngừa ung thư bàng quang bằng cách nào?
Ung thư bàng quang có thể phòng ngừa hoặc điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Để phòng ngừa ung thư bàng quang, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân:
- Nói không với thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.
- Cẩn trọng khi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.
- Uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, thải độc tốt, từ đó giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.
- Ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ.
- Khám định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe.
- Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, mệt mỏi, chán ăn, đau tức bụng... thì cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
An AnBạn đang xem bài viết 6 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, bỏ ngay trước khi quá muộn tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].