Gây khô da
Khăn ướt tẩy trang có chứa cồn nhằm làm sạch lớp trang điểm, nhưng nó cũng lau đi lớp dầu tự nhiên trên da. Thiếu độ ẩm sẽ dẫn tới da bị khô.
Hơn nữa, khăn ướt không thực sự làm sạch da mặt và vẫn để lại chất bẩn trên da, khiến da khó thấm độ ẩm hơn.
Do đó dù bạn có dùng kem dưỡng ẩm sau khi tẩy trang thì hiệu quả cũng không tốt như mong muốn.
Nguy cơ gây dị ứng
Dùng khăn ướt tẩy trang có thể gây dị ứng, mẩn đỏ, thậm chí nghiêm trọng hơn. Năm 2015, một người phụ nữ bị dị ứng khăn ướt tẩy trang nặng tới mức da tay và mặt xuất hiện vết phồng rộp như bị bỏng.
Nếu nhất thiết phải dùng khăn ướt, bạn nên kiểm tra nhãn hiệu và thành phần sản phẩm trước khi sử dụng.
Làm tắc lỗ chân lông và nổi mụn
Nhiều người dùng khăn ướt tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, lớp trang điểm trên mặt.
Tuy nhiên họ không nhận thức được rằng miếng khăn ẩm không thể làm sạch mặt một cách triệt để và để lại rất nhiều chất bẩn trên mặt.
Chính điều này dẫn tới tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Nguy cơ gây ung thư
Chất tạo độ "ướt" trong khăn ướt tẩy trang không gì ngoài chất hóa học và chất bảo quản, trong đó có paraben.
Một số nghiên cứu cáo buộc tác dụng phụ của một số loại paraben (gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylpar) có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư.
Nguy cơ gây lão hóa sớm
Theo các chuyên gia mỹ phẩm, dùng khăn ướt tẩy trang có thể gây lão hóa sớm do khi dùng khăn ướt, chúng ta có thói quen chà khăn lên da mặt, khiến da mặt bị chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang,...
Không làm sạch mặt triệt để
Theo chuyên gia chăm sóc da Renée Rouleau, khăn ướt tẩy trang không làm sạch da mặt hoàn toàn.
Thậm chí nó còn "bôi bẩn thêm, làm vi khuẩn, dầu nhờn, son phấn lan sang các vùng da xung quanh".
Tốt nhất bạn dùng nước tẩy trang và rửa sạch mặt với nước.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 tác hại khi dùng khăn ướt tẩy trang với da mặt tại chuyên mục Làm đẹp của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].