Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

6 điều quan trọng bất kỳ ai cũng cần phải có trước khi bước sang tuổi 16

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, điều quan trọng nhất trẻ cần làm từ 6-16 tuổi là tập trung vào việc học, những việc khác đều là thứ yếu. Tuy nhiên, nếu muốn con bạn phát triển toàn diện thì hãy đảm bảo con có đủ những điều này trước tuổi 16.

gia-dinh-moi

1. Trẻ cần có một 'nhóm' của riêng mình

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ nên chưa cần có nhiều bạn bè, sợ con học theo ' thói xấu' của các bạn.

Nhưng nếu cha mẹ tiếp tục giữ suy nghĩ này và ít cho con kết giao bạn bè, khả năng giao tiếp của con sau khi lớn lên có thể chịu ảnh hưởng rất lớn.

Đối với trẻ mà nói, những ảnh hưởng từ 'bạn xấu' không phải lúc nào cũng không tốt. Điều đó sẽ giúp trẻ sớm biết phân biệt phải trái, tốt xấu và rèn bản lĩnh cho trẻ trước khi trẻ đủ trưởng thành để tự bảo vệ mình.

gia-dinh-moi (2)

Do đó, cha mẹ cần dạy con các nguyên tắc kết bạn ngay từ khi còn nhỏ, cho trẻ biết nên kết bạn với những người như thế nào. 

Tuy không cấm trẻ kết bạn, nhưng cha mẹ cũng nên 'để ý' đến những người bạn mà con chơi cùng để kịp thời điều chỉnh.

Nếu trẻ có một nhóm bạn riêng, chia sẻ với bạn nhiều niềm vui, nỗi buồn, khi lớn lên trẻ sẽ có khả năng giao tiếp tốt hơn, có tinh thần tập thể và sẵn sàng nghĩ cho người khác.

2. Có những thói quen tốt trong học tập

len-ke-hoach

'Thành tích học tập' là điều mà nhiều trẻ và các bậc phụ huynh luôn đặt lên hàng đầu. Nhiều trẻ phải cố gắng quá mức so với khả năng của mình chỉ vì những thành tích sách vở này.

Tuy nhiên, thành tích học tập muốn tiến bộ, trẻ không chỉ cần cố gắng tiếp nhận kiến thức, mà còn cần có những thói quen tốt.

Theo nghiên cứu, những trẻ có thành tích học tập tốt thường có 2 thói quen tốt: tìm và giải quyết vấn đề ngay lập tức, và lập ra kế hoạch học tập hàng ngày.

Việc tìm ra vấn đề và giải quyết ngay lập tức giúp trẻ rèn luyện tính tự chủ, kiên định, chủ động, hạn chế thói quen lười biếng, ngại khó mà nhiều trẻ vẫn mắc phải.

Việc lập kế hoạch học tập mỗi ngày cũng giúp ích cho trẻ trong việc tự xác định khả năng của bản thân để lên kế hoạch phù hợp, giúp trẻ đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành mục tiêu. 

Cha mẹ muốn nuôi dưỡng những thói quen tốt này cho con, cần một khoảng thời gian để thói quen được hình thành.

3. Không sợ nói trước đám đông

IMG_0131_2

Mỗi đứa trẻ đều cần trải nghiệm một lần nói chuyện, phát biểu hoặc biểu diễn trước đám đông. Nhiều trẻ khi nói chuyện với bạn bè rất lanh lợi, nhưng trước nhiều người lạ lại mất tự tin, không biết phải nói gì.

Thực chất, việc sợ hãi khi nói trước đám đông là một tâm lý vô cùng bình thường. 

Cha mẹ có thể giúp con khắc phục trở ngại này bằng cách thường xuyên khuyến khích con nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó trước mặt bố mẹ, ông bà và người thân trong gia đình.

Biểu đạt những cảm xúc, suy nghĩ của mình bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể giúp trẻ có cơ hội được thể hiện mình, trẻ sẽ tự tin và có can đảm hơn.

4. Từ chối và bị từ chối

gia-dinh-moi (3)

Muốn trẻ trở thành một người mạnh mẽ, cha mẹ cần cho trẻ trải qua cảm giác bị từ chối. Một câu nói 'không' từ người khác giúp trẻ biết rằng không phải mọi thứ mình đòi hỏi đều có thể được đáp ứng. 

Đồng thời cũng giúp trẻ biết nói lời từ chối với người khác, để trẻ hiểu rằng mình không cần phải đồng ý đề nghị của tất cả mọi người, không cần làm hài lòng tất cả mọi người.

Từ đó, sẽ không còn tình trạng trẻ đồng ý yêu cầu của bạn một cách miễn cưỡng vì muốn bạn nghĩ tốt về mình và đồng ý chơi với mình.

Ngoài ra, việc từ chối người khác cũng khiến trẻ hình thành lên một giá trị quan riêng, hành động theo những gì mình muốn và bảo vệ quyền lợi của bản thân.

5. Có một 'cố vấn tinh thần'

gia-dinh-moi (1)

'Cố vấn tinh thần' giống như một mũi tên chỉ đường, dẫn dắt trẻ trên con đường trưởng thành. Đó có thể là một giáo viên ở trường, một thần tượng trẻ yêu thích, hay chính bố mẹ của trẻ.

Đối với trẻ còn nhỏ tuổi, bố mẹ chính là 'cố vấn tinh thần' lý tưởng nhất, nuôi dưỡng tính cách, phẩm chất và tư tưởng của trẻ.

Do đó, cha mẹ cần 'làm gương' cho con, tạo cho con một môi trường sống thật tốt để trẻ khỏe mạnh, hoạt bát, hòa đồng, có lòng yêu thương và cảm thông, trách nhiệm.

6. Thường xuyên tham gia hoạt động lành mạnh mà trẻ thích

be-hoc-ve

Trẻ bắt đầu từ 5-6 tuổi trở lên có thể có một hoạt động yêu thích nhất định, như thể thao, âm nhạc, hội họa... 

Thường trẻ sẽ thích những hoạt động mà mình có năng khiếu, hoặc chỉ do sở thích của trẻ. Dù là gì, bố mẹ cũng nên khuyến khích để con tham gia nếu hoạt động đó lành mạnh.

Trẻ tham gia vào hoạt động mình yêu thích sẽ phát huy được những sở trường tiềm ẩn, trẻ sẽ hiểu được thế nào là 'có công mài sắt có ngày nên kim'.

Ngoài việc học ở trường, một hoạt động ngoại khóa hữu ích sẽ giúp trẻ có thêm niềm vui, thêm bạn bè, trẻ sẽ thích thú và cảm thấy thoải mái với các bài học trên lớp hơn.

Lam

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính