1. Đi taxi khi ở Australia và ở Mỹ
Khi lên taxi ở Australia, bạn nên ngồi ghế trước. Tài xế sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu bạn ngồi ở ghế sau.
Ngược lại nếu ở Mỹ, bạn nên ngồi ghế sau vì người Mỹ rất tôn trọng không gian cá nhân.
2. Khóc trước đám cưới ở Trung Quốc
Trong khi ở nước khác, cô dâu chuẩn bị đám cưới bằng cách chọn váy cưới, chụp ảnh cưới, chuẩn bị tiệc cưới,... thì người Thổ Gia ở Trung Quốc có tục lệ đám cưới rất đặc biệt.
Một tháng trước đám cưới, cô dâu phải khóc một giờ đồng hồ mỗi đêm. Mẹ, bà, các chị em, cô dì của cô dâu cũng phải khóc cùng cô dâu.
Đến ngày cưới, cô dâu cũng phải khóc trong đám cưới, nếu không cô dâu đó sẽ trở thành trò cười của hàng xóm láng giềng.
3. Lördagsgodis ở Thụy Điển
Mỗi thứ 7 là một ngày đặc biệt dành cho việc ăn kẹo ở Thụy Điển. Điều này không chỉ áp dụng với trẻ em mà còn cho cả người lớn. Vào ngày này mọi người sẽ mua rất nhiều kẹo, trộn lẫn và thưởng thức.
4. Hongi ở New Zealand
Đây là một cách chào hỏi truyền thống của người Māori, New Zealand. Hai người sẽ chạm mũi vào nhau, một số trường hợp còn chạm cả trán để chào hỏi.
5. Đón hai sinh nhật ở Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha đón hai lần sinh nhật mỗi năm, một là ngày sinh và hai là ngày tên thánh. Tên thánh (hoặc tên rửa tội) là tên mà người Tây Ban Nha chọn khi nhận nghi thức rửa tội. Đây là ngày rất quan trọng đối với họ, do đó nó được ăn mừng như ngày sinh nhật, thậm chí nhiều người coi ngày tên thánh là ngày sinh nhật thứ hai của họ.
Trong ngày này họ sum vầy cùng gia đình để ăn mừng, có thể mời thêm khách và đôi khi được tặng quà.
6. Ra dấu "OK" ở Brazil
Tốt nhất bạn không nên ra dấu "OK" khi ở Brazil vì đây được coi là hành vi xúc phạm, thô tục. Ở Brazil nó có nghĩa giống như hành động giơ ngón tay thối.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 điều kỳ quặc ở nơi này nhưng lại là bình thường ở nước khác, biết để không xúc phạm tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].