6 biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân hiệu quả

Tiết trời đông xuân là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh hô hấp phát triển. Vậy cần làm gì để phòng bệnh hô hấp hiệu quả?

Theo PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, có 6 biện pháp đơn giản nhưng lại giúp phòng bệnh hô hấp rất hiệu quả. Người dân nên áp dụng ngay.

1. Tiêm vắc-xin phòng ngừa nhiễm bệnh hô hấp

Thời tiết thay đổi từ mùa đông chuyển sang mùa xuân với độ ẩm cao, nhiệt độ thấp cộng thêm chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm... đều là những điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng, virus, nấm mốc… phát triển mạnh mẽ gây nên các căn bệnh về đường hô hấp.

Vì vậy, để phòng bệnh hô hấp, mọi người cần tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ, cũng như tiêm các vắc-xin phòng bệnh hô hấp như: tiêm vắc-xin cúm hàng năm, vắc-xin phế cầu mỗi 5 năm một lần.

2. Giữ khoảng cách với những người có biểu hiện bị bệnh hô hấp

Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn trong những không gian đông đúc và không đủ thông gió. Do vậy, để phòng bệnh hô hấp cần tránh không gian kín, đông đúc và tiếp xúc gần. Khi gặp gỡ mọi người nên họp ngoài trời sẽ an toàn hơn so với trong nhà, nhất là khi không gian trong nhà nhỏ và không có lưu thông với không khí bên ngoài thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Đeo khẩu trang đúng cách là một trong những biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân. Ảnh minh họa

Đeo khẩu trang đúng cách là một trong những biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân. Ảnh minh họa

3. Đeo khẩu trang phù hợp và đúng cách

Đảm bảo khẩu trang che mũi, miệng và cằm. Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo, trước và sau khi tháo ra và sau khi chạm vào khẩu trang. Khi tháo khẩu trang, để vào túi nilon sạch, giặt hàng ngày nếu là khẩu trang vải hoặc vứt vào thùng rác nếu là khẩu trang y tế.

4. Thường xuyên rửa tay

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi trở về từ nơi công cộng, trước và sau khi ăn uống, trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi xì mũi, ho, hay chạm vào động vật, sau khi thay tã lót cho em bé, sau khi xử lý rác thải, sau khi đi vệ sinh… là việc làm rất cần thiết để kịp thời loại bỏ vi rút cũng như vi khuẩn. 

5. Giữ vệ sinh đúng cách

Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và rửa tay sạch sẽ thường xuyên.

Tuân thủ vệ sinh đường hô hấp (mũi, miệng bằng nước muối sinh lý) cũng như các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi vi rút gây bệnh hô hấp như cúm và COVID-19.

6. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục hợp lý

Một chế độ ăn uống hài hòa và đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, chúng ta cần ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Nên uống nước ấm, tránh ăn uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm, động vật ốm chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Nếu gặp phải các vấn đề về hô hấp, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính