1. Quá để ý đến đến ánh mắt của người khác
Người thông minh không bao giờ để ý đến những đánh giá của người khác.
Nếu bạn là trung tâm của sự chú ý và bàn tán của một nhóm người, hãy rời khỏi tình huống đó và tự nhắc mình: "Tôi muốn trở thành người như thế nào?" và "Những lời nói của họ có ảnh hưởng đến tương lai của tôi không?".
Hãy tránh để những ánh mắt và những lời nói của người khác cản trở suy nghĩ của bạn. Cuộc đời chỉ có một lần, hãy sử dụng thời gian và năng lượng của bạn để theo đuổi những điều mà bạn muốn, thay vì để ý đến ánh mắt của người khác.
Đó là một sự lựa chọn thông minh của những người khôn ngoan.
2. Quá nhiệt tình với người mới quen
Đối với những người thông minh, quá trình giao tiếp cần phải có lộ trình, tiến triển dần dần. Chỉ khi đã đạt được mức độ thích hợp, mối quan hệ mới có thể tiến sâu hơn.
Do đó, việc mới chỉ chào hỏi vài câu mà lại trút hết nỗi lòng sẽ không giúp tăng cường mối quan hệ mà ngược lại có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Nhiều người cho rằng nhiệt tình là yếu tố giúp làm gần kết nối giữa hai người, nhưng đối với người thông minh, khi tiếp xúc với những người chưa thân thiết, họ sẽ không tiết lộ hết tâm tư, tình cảm của mình.
Sự nhiệt tình từ phía họ chỉ nên dừng lại ở mức lịch sự, không quá lạnh lùng nhưng cũng không quá hào nhoáng.
3. Giúp đỡ người khác quá khả năng của mình
Nhưng người thông minh hiểu rằng việc cho đi lòng tốt không đồng nghĩa với việc nhận lại sự nhẹ nhõm nếu cứ giúp đỡ người khác một cách mù quáng.
Nếu không đặt đúng giới hạn cho tình cảm và niềm tin, việc giúp đỡ người khác có thể trở thành một loại thuốc độc đối với cả hai bên.
Do đó, người thông minh luôn làm mọi việc một cách cân nhắc và chừng mực.
Nhiều người luôn cố giữ sĩ diện, sẵn sàng ngược đãi bản thân, thậm chí là liên lụy người nhà chỉ vì sĩ diện đấy.
Họ nở mày nở mặt dù bên trong đang phải chịu đựng, ngậm bồ hòn làm ngọt.
Người thông minh nên sống cho chính bản thân mình, yêu thương và quan tâm đến bản thân và không để ý phán xét của người khác
Ép buộc bản thân trở thành người tốt và làm những việc mà bạn không giỏi chỉ tạo thêm áp lực, lãng phí năng lượng và thời gian, thậm chí có thể gây tác động tiêu cực.
Trong mỗi giai đoạn của cuộc sống, hãy làm những gì phù hợp với khả năng của bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất.
4. Quá lương thiện
Ai cũng nên hướng tới cái thiện, nhưng lương thiện không đặt đúng chỗ, đó tương đương với việc tự gây hại cho bản thân. Đừng để sự lương thiện của bạn bị lợi dụng.
Lương thiện nên đi đôi với lý trí, để biết khi nào nên làm người tốt và với ai. Sự tử tế không được đối với mọi người sẽ chỉ gây ra sự coi thường và chế nhạo thay vì sự biết ơn.
Đừng nghĩ rằng việc đối đãi tốt với người khác sẽ nhận được sự đáp lại chân thành. Nếu lương thiện không đi kèm với lý trí, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa.
Vì vậy, lương thiện cần có đầu óc và giữ lại lòng tự trọng cho chính mình.
5. Quá tin tưởng về tiền bạc đối với người khác
Trong cuộc sống, nhiều người hiến dâng tất cả tâm huyết của mình để giúp đỡ người khác, nhưng lại để bản thân mình trở nên nợ nần chồng chất, gây khó khăn cho người thân.
Không bao giờ nên đặt quá nhiều niềm tin vào tiền bạc của người khác, vì lòng người có thể thay đổi và việc giúp đỡ sai người có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực.
Việc giúp đỡ người khác là một điều đáng trân trọng, nhưng nếu không giúp đúng người và đúng việc, kết quả cuối cùng chỉ là một trò cười không hơn không kém.
Hãy cho người khác cần câu chứ đừng tặng họ con cá. Bạn nên là người tạo cơ hội cho người khác thay vì là người làm tất cả mọi thứ.
(Nguồn: Tổng hợp)
Bạn đang xem bài viết 5 việc những người thông minh đều không bao giờ làm tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].