1. Chỉ chăm chú vào điện thoại
Không thể phủ nhận rằng điện thoại mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, công việc. Tuy nhiên, thói nghiện điện thoại dường như đang xuất hiện nhiều hơn ở các gia đình, không chỉ con trẻ mà còn đối với các công bố, bà mẹ.
Chắc hẳn ta rất hay bắt gặp cảnh ăn cơm xong, cả nhà mỗi người cầm chiếc điện thoại và ngồi mỗi người mỗi góc, không ai nói với nhau một lời nào.
Lại có cảnh vợ đang thao thao bất tuyệt, hào hứng kể về một chuyện gì đó mà chồng cứ chăm chăm vào điện thoại, thỉnh thoảng ừ hay gật cái để lấy lệ chứ thực ra họ nghe tai này rồi lại lọt tai kia. Cứ như thế thì không sớm thì muộn tình cảm vợ chồng nguội lạnh chỉ vì chiếc điện thoại.
2. Hay chỉ trích nhau khiến tình cảm vợ chồng nguội lạnh, gia đình lục đục
Công thức hạnh phúc cho các cặp vợ chồng đó là nói 80% những điều tích cực, còn 20% là những lời phàn nàn. Nhưng dường như nhiều cặp đôi đổi ngược công thức này.
Khi nói chuyện với nhau, họ thường bắt đầu với những câu chuyện tiêu cực, điển hình là lôi những lỗi lầm, tật xấu của người đó ra để nói trước.
Việc không hài lòng với nhau thường xuyên khiến vợ chồng như có ác cảm, dần dần sợ nói chuyện. Vì nói ra lại được nghe người ấy chê bai đủ thứ.
3. Không giải quyết vấn đề mâu thuẫn một cách triệt để
Vợ chồng nào cũng có những khúc mắc không thể tránh khỏi. Nhưng cách giải quyết vấn đề mới là điều quyết định vợ chồng hạnh phúc hay không, tình cảm có được bền chặt hay không.
Có nhiều cặp vợ chồng chọn cách im lặng để cho qua mọi chuyện. Nhưng đó không phải là sự lựa chọn đúng đắn.
Bởi vì nếu mâu thuẫn không được giải quyết, câu hỏi không có câu trả lời, mọi sự ấm ức tích tụ dần và tình cảm sẽ dần rạn nứt. Mỗi lần cãi nhau, chuyện nọ xọ chuyện kia cứ tiếp nối và chẳng bao giờ làm hài lòng vợ hoặc chồng mình.
4. Không thể hiện sự cảm thông khi bạn đời đau khổ
Tình trạng này cũng hay xảy ra ở những gia đình thường xuyên lục đục. Khi người bạn đời đau khổ vì người thân mất, hoặc gặp khó khăn trong công việc, bị bệnh nặng, đáng lẽ ra người còn lại phải động viên họ thì họ lại không thể hiện điều đó.
Thường thì khi lấy nhau, cả hai phải là chỗ để họ nương tựa lúc khó khăn. Nhưng trong những lúc khó khăn nhất, họ lại không có ở bên, hoặc biết đấy nhưng không biết cách an ủi, hỗ trợ. Lâu dần, họ sẽ khó cảm nhận tình cảm của nhau và tình cảm dần nguội lạnh vì sợi dây kết nối dường như đã không còn.
5. Phớt lờ những lời 'phàn nàn'
Giữa các cặp vợ chồng, nên có những lời phàn nàn, nhưng không mang hàm ý chỉ trích mà là muốn tốt cho vợ hoặc chồng của mình.
Khi thật sự yêu nhau, cả hai sẽ có những lời nói kiểu nhắc nhở người ấy để gia đình thêm hòa thuận, hạnh phúc. Ví dụ vợ lo lắng cho sức khỏe của chồng và nhắc nhở anh ấy không nên uống nhiều rượu, hút thuốc, rồi thức khuya nhưng anh ấy vẫn không nghe.
Còn vợ bị chồng nhắc nhở chuyện xuề xòa khi ở nhà nhưng cô ấy vẫn cho rằng không ảnh hưởng gì cả. Nhưng thật ra nếu không thay đổi, tình cảm gia đình ngày càng nhạt phai từ lúc nào không biết.
(Theo Psychology)
Xem thêm Clip: Đừng đợi đến lúc ly tán vợ chồng mới hiểu được 7 đạo lý này
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 5 thói quen xấu khiến tình cảm vợ chồng nguội lạnh, gia đình lục đục từ lúc nào không hay tại chuyên mục Hôn nhân - Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].