1. Kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol
Để có một trái tim khỏe mạnh bạn cần kiểm soát huyết áp và mức cholesterol. Tăng huyết áp và mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, như đột quỵ, đau tim,...
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng về lâu dài. Đây là lý do tại sao chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này.
Bạn có thể đo huyết áp tại phòng khám hoặc tại nhà bằng máy đo huyết áp và kiểm tra cholesterol qua xét nghiệm máu.
2. Tập thể dục thường xuyên, tránh lối sống thụ động
Lười hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Annals of Internal Medicine, người ta thấy rằng ngồi trong thời gian dài có liên quan đến các tình trạng sức khỏe mãn tính bao gồm bệnh tim, tiểu đường type 2 và ung thư.
Do đó, đã đến lúc thay đổi lối sống và bắt đầu tập thể dục thường xuyên. Bạn luôn có thể bắt đầu từ từ, tăng dần thời gian tập thể dục của bạn, tập trung nhiều hơn vào việc duy trì đều đặn, lâu dài.
3. Áp dụng chế độ ăn tốt cho tim mạch
Bạn nên hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, trong đó có đột quỵ.
Chất béo chuyển hóa làm tắc động mạch bằng cách tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL).
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim với trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ cũng sẽ có lợi cho sức khỏe chung.
4. Duy trì cân nặng hợp lý
Giảm cân không chỉ vì ngoại hình mà còn vì sức khỏe của bạn. Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Do đó, bạn cần tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết mình đang ở ngưỡng nào. Nếu bạn đang thừa cân, hãy tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh để có cân nặng hợp lý.
5. Tránh uống rượu, hút thuốc, kiểm soát mức độ căng thẳng
Hút thuốc và uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim. Những chất này làm tăng huyết áp và nồng độ chất béo trung tính trong máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim sung huyết.
Ngoài ra, căng thẳng quá nhiều sẽ gây áp lực lên trái tim. Do đó, hãy thử tập yoga hoặc các bài tập thiền để giảm và kiểm soát mức độ căng thẳng.
Các bài tập này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng và tinh thần tốt.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 thói quen hàng ngày để có một trái tim khỏe mạnh tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].