1. Bạn nghĩ bạn lúc nào cũng phải làm mọi việc hết sức mình
Sự thật là bạn không cần chấp nhận mọi lời mời hay đề nghị cho con vào một câu lạc bộ thể hao nào đó.
Bạn không cần phải nói "có" với mọi yêu cầu nhờ bạn giúp đỡ.
Bạn nên sống chậm lại và cùng chồng con cố gắng cùng nhau với tư cách là một gia đình.
2. Bạn nghĩ con cần sự quan tâm tuyệt đối từ bạn
Bạn không có trách nhiệm phải không ngừng làm con vui hay dạy dỗ, đào tạo con.
Đúng là đôi khi bạn nên đặt điện thoại xuống và dành cho con sự chú ý, quan tâm.
Nhưng đôi khi con cũng nên trải qua cảm giác buồn chán.
Đừng cảm thấy tội lỗi với việc nghỉ ngơi, làm chuyện gì đó cho riêng mình hay trò chuyện với bạn bè.
3. Bạn nghĩ bạn phải chuẩn bị bữa ăn cân bằng cho con mỗi ngày
Chắc chắn việc đảm bảo những bữa ăn cân bằng cho cả gia đình và cùng ngồi ăn với nhau sẽ có nhiều lợi ích, nhưng thi thoảng bạn cũng có thể nghỉ ngơi.
Hãy thử cho bản thân tự do vào một vài buổi tối và để các con lớn tự nấu bữa ăn cho chúng.
Nếu con bạn còn nhỏ, thi thoảng có thể cho con ăn một bữa tối đơn giản như ngũ cốc, bánh quế và một thanh granola.
Đó có thể không phải một bữa ăn cân bằng nhưng sẽ là bữa ăn đáng nhớ.
4. Bạn nghĩ bạn phải bảo vệ con khỏi mọi thứ
Nếu bạn muốn con mình lớn lên kên cường thì con phải trải nghiệm những hậu quả của hành động con làm, tức là hãy để con "được ngã".
Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi làm mẹ, nguyên nhân có thể là do bạn không lúc nào rời mắt khỏi các con.
Bạn kiệt quệ về cảm xúc khi luôn phải lo lắng rằng con sẽ mắc sai lầm.
Vì vậy hãy tin tưởng rằng bạn đang chuẩn bị cho tương lai của con. Nếu con vấp ngã, con sẽ biết tự đứng dậy.
5. Bạn nghĩ bạn làm chưa đủ cho con
Bạn đã được trang bị mọi thứ cần có để chăm sóc, yêu thương và nuôi dạy con.
Con bạn không cần phải có tất cả các món đồ chơi, các loại công nghệ, các hoạt động, cơ hội, trải nghiệm.
Con cần nhất chính là bạn. Đối với con, bạn hơn cả đủ rồi.
(Theo iMom)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 quan niệm sai lầm khiến các bà mẹ cảm thấy nuôi con quá mệt mỏi tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].