Theo các nhà tâm lý học cho biết, việc bố mẹ dành quá nhiều thời gian để chơi điện thoại mà không tập trung dạy dỗ con cái sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong quá trình phát triển bình thường của một đứa trẻ.
Dưới đây là 5 hành vi xấu của con vô tình hình thành nên khi cha mẹ ham mê điện thoại quá nhiều mà trẻ phải hứng chịu.
1. Trẻ sẽ gặp phải các vấn đề về tâm lý và hành vi xã hội
Có thể bố mẹ không nghĩ đến, thế nhưng sự thiếu quan tâm của cha mẹ thường khiến trẻ thiếu chủ động và ủ rũ, nghiêm trọng hơn là điều đó làm ảnh hưởng đến não bộ của con. Việc cha mẹ ít dành thời gian cho con có thể sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đó chính là một trong những lý do gây rối loạn cảm xúc ở trẻ.
Ngay từ việc rất đơn giản như cha mẹ mải nhắn tin mà không quan tâm con cũng có thể gây nên một tác động tiêu cực trong thời gian khá dài. Trẻ em rất cần một môi trường ổn định để đảm bảo phát triển cho trí não, thiếu sự quan tâm, chăm sóc có khả năng làm tăng nguy cơ gián đoạn sự phát triển và gây nên các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, có hành vi nguy hiểm và không đúng mực.
2. Trẻ em dễ giận dữ và có hành vi sai trái
Cha mẹ nên thiết lập ranh giới sử dụng điện thoại thông minh cho con và cho chính bản thân mình. Các nhà tâm lý cho biết, trẻ em sẽ cảm thấy rất buồn, cô đơn thậm chí giận dữ khi cha mẹ thường xuyên chơi điện thoại thay vì chơi với chúng.
Một số trẻ sẽ tiêu cực và thể hiện thái độ bằng cách làm hỏng đồ đạc hay thậm chí làm hỏng điện thoại của cha mẹ để gây sự chú ý. Sự thiếu quan tâm khiến trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi và thú vị để được yêu thương. Chính những điều nay làm xấu đi chất lượng nuôi dạy con cái và làm giảm đi nhu cầu của trẻ, gây ra những căng thẳng và phản ứng tiêu cực.
3. Trẻ sẽ không coi cha mẹ là hình mẫu tốt để làm theo
Có một thực tế rất dễ nhìn thấy ở các nhà hàng, quán đồ ăn nhanh và thấy rằng đa phần các gia đình đến ăn đều sử dụng điện thoại trong suốt bữa ăn. Một số thành viên thậm chí còn rút điện thoại ngay khi vừa ngồi vào bàn ăn.
Bằng cách này, cha mẹ đã không cho con cái cơ hội để tham gia giao tiếp và được học cách cư xử.Trẻ em bắt chước hành vi của cha mẹ và có được các kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp. Trẻ học cách trò chuyện, thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến người khác. Nếu cha mẹ không làm hình mẫu cho chúng, trẻ sẽ bị bỏ lỡ những kỹ năng quan trọng này và có thể gặp vấn đề trong việc xây dựng sự gắn kết cảm xúc đối với người khác trong cuộc sống sau này.
4. Trẻ em bị tổn thương vì phải giành sự chú ý của cha mẹ
Việc cha mẹ quá ham mê điện thoại thông mình sẽ vô tình khiến trử cảm thấy chúng không đủ quan trọng đối với cha mẹ. Dù một sự thật hiển nhiên là cha mẹ vẫn yêu thương con cái mình nhất, thế nhưng việc không được quan tâm dễ khiến chúng phát điên vì phải tìm cách, tranh giành sự chú ý của cha mẹ với chiếc điện thoại.
Trẻ em cần sự quan tâm của cha mẹ để cảm thấy an toàn và tự tin. Điều đó góp phần vào sự phát triển cảm xúc của chúng và giúp chúng dễ dàng tương tác với người khác hơn. Khi trẻ cảm thấy được cha mẹ yêu thương và coi trọng, trẻ hiểu giá trị bản thân và biết rằng chúng xứng đáng với điều tốt nhất từ cha mẹ.
5. Trẻ trở nên thụ động và sống tách biệt với mọi người
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là mối quan hệ tình cảm vô cùng đặc biệt những lại rất dễ bị tổn thương. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hành vi từ 7 đến 24 tháng tuổi rất dễ cảm thấy đau khổ, buồn bã và không thích khám phá môi trường xung quanh khi cha mẹ quá ham mê sử dụng điện thoại và không chơi với trẻ.
Những hậu quả tiêu cực xuất hiện: người mẹ sử dụng điện thoại càng lâu, đứa trẻ càng trở nên thụ động và không quan tâm với mọi thứ xung quanh. Ngay cả khi người mẹ sẵn sàng chơi lại với con, trẻ vẫn không giao tiếp nhiều như trước.
Hạ AnBạn đang xem bài viết 5 hành vi xấu của con là hậu quả của việc cha mẹ quá ham mê điện thoại tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].