5 điểm đặc biệt trong cách cầu hôn và đính hôn ở Nhật Bản

Phong tục cầu hôn và đính hôn của các cặp đôi Nhật Bản có nhiều nét thú vị, kết quả của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.

dieu-dac-biet-trong-cach-cau-hon-cua-nguoi-nhat

Ở phương Tây, màn cầu hôn thường có những điểm đặc trưng: người đàn ông chuẩn bị một ‘sự kiện’ hoành tráng khiến cô dâu tương lai bất ngờ sau đó quỳ xuống đeo vào tay cô một chiếc nhẫn – các chàng muốn đây là một trải nghiệm không thể quên được trong đời hai người.

Thế nhưng ở Nhật, dù việc cầu hôn có nhiều điểm giống nhưng cũng có những khác biệt thú vị so với phương Tây.

1. Màn cầu hôn không cần phải hoành tráng

Empty

Ngược lại hoàn toàn với phương Tây, người đàn ông Nhật ít khi lên ý tưởng những màn cầu hôn hoành tráng, trừ phi biết bạn gái mình đang mong chờ điều đó.

Thậm chí, có câu chuyện hài hước của một cô gái tên Mai như sau: ‘Chồng tôi cầu hôn tôi ngay sau khi vừa ngủ trưa dậy. Khi đó tôi đang đọc sách trên ghế bành và anh ấy nói đại loại là: ‘Ở bên em thật dễ chịu. Em sẽ lấy anh chứ?’

Anh ấy thường như vậy. Càng với những chuyện hệ trọng, anh ấy càng dành ít thời gian suy nghĩ và tin ở trực giác nhiều hơn’.

‘Câu hỏi lớn’ với người đàn ông Nhật thường diễn ra nhẹ nhàng, không mấy ồn ào như vậy, có thể đó là do bản tính khép kín của người Nhật

2. Phụ nữ có thể là người cầu hôn

Empty

Việc phụ nữ cầu hôn là chuyện bình thường ở Nhật, không đi ngược lại truyền thống hay đạo lý nào, trong khi đó ở phương Tây, điều này rất hiếm.

Mặc dù không phải hầu hết phụ nữ đều chủ động trong hôn nhân nhưng con số này không hề nhỏ, lý do có thể là vì người đàn ông Nhật khá ‘dè dặt’.

3. Nhẫn đính hôn chỉ được đeo trong những sự kiện quan trọng

Empty

Không phải phụ nữ nào cũng được tặng nhẫn cầu hôn - đó là điểm rất khác so với phương Tây. Tuy nhiên, nếu được tặng, người phụ nữ sẽ cất chiếc nhẫn cầu hôn đi và chỉ đeo nhẫn cưới mà thôi.

Chiếc nhẫn kia chỉ được đeo khi có sự kiện quan trọng đặc biệt, ví dụ như đám cưới của bạn bè, người thân, đi xem múa ballet hoặc đến triển lãm tranh.

4. Coi trọng truyền thống

Empty

Các cặp đôi Nhật Bản ngày nay vẫn coi trọng một số truyền thống dù cách cầu hôn và đính hôn phần nhiều không còn như trước.

Ở phương Tây, người ta thường tổ chức một buổi tiệc đính hôn thân mật sau màn cầu hôn với sự có mặt của gia đình và bạn bè để chung vui.

Còn ở Nhật có một buổi lễ gọi là yuino, nơi hai gia đình gặp mặt và trao cho nhau những món quà biểu trưng, ví dụ như hải sản khô, quạt, dây thừng bằng gai dầu và tiền để chúc cho đôi trẻ được sung túc và sống với nhau đến bạc đầu.

Một truyền thống nữa là sử dụng một omiai – dịch vụ mai mối để tìm ‘đối tượng’ và nếu cặp đôi muốn kết hôn, họ sẽ đứng ra tổ chức lễ đính hôn.

5. Thời gian đính hôn thường là một năm

Empty

Thời gian đính hôn ở Nhật Bản trung bình là một năm, tuy nhiên cũng thay đổi tùy theo điều kiện của từng cặp đôi.

Quỳnh Anh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính