Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính gây ra nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Tăng huyết áp còn được ví là “kẻ giết người thầm lặng” bởi triệu chứng bệnh rất khó nhận biết, thường chỉ thoáng qua.
Dấu hiệu cao huyết áp điển hình cần ghi nhớ
Huyết áp của một người có thể tăng mà không có triệu chứng rõ ràng vào bất kỳ lúc nào. Chỉ khi bệnh đã nặng, người cao huyết áp mới nhận thấy được những biểu hiện rõ ràng của huyết áp tăng.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cao huyết áp cần chú ý
- Đau đầu dữ dội
Khi huyết áp tăng cao làm tăng áp lực bên trong cranium và gây ra cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp khác với các loại đau nửa đầu hoặc đau đầu khác mà bệnh nhân đã trải qua trước đó và nó không thuyên giảm với thuốc giảm đau hiện tại.
- Đau ngực
Người bị tăng huyết áp mãn tính có thể bị đau ngực nhẹ liên quan đến đánh trống ngực. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu thích hợp cho toàn bộ mô cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.
- Tổn thương ở mắt
Huyết áp cao mãn tính có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến các bộ phận khác nhau của mắt gây tổn thương ở võng mạc.Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
- Chóng mặt
Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp nhưng chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ.
- Đỏ mặt
Đỏ mặt xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra. Nó có thể là phản ứng với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra với căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu và tập thể dục.
Tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đỏ mặt có thể là phản ứng báo hiệu rằng huyết áp của bạn đang lên cao.
Vì sao huyết áp cao lại nguy hiểm vào mùa đông?
Mùa đông, nhiệt độ thấp làm tăng tiết catecholamin dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim, dẫn đến tăng huyết áp. Đồng thời, catecholamin cũng gây co thắt động mạch vành, làm giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim.
Nhiệt độ thấp nên cơ thể ra ít mồ hôi khiến cho dung lượng máu tăng lên.
Nếu động mạch vành của bệnh nhân bị tổn thương có thể sẽ gây ra những triệu chứng đau ngực hay gây nhồi máu cơ tim. Huyết áp trong mùa đông có thể tăng cao hơn huyết áp trong mùa hè khoảng 5mmHg, nếu duy trì liên tục mức tăng này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng các bệnh về tim mạch gấp 21%.
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp cao còn gọi là tăng huyết áp, là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.
Huyết áp tối ưu Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg Huyết áp bình thường Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg Tăng huyết áp độ 1 Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg Tăng huyết áp độ 2 Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg Tăng huyết áp độ 3 Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg Tăng huyết áp tâm thu đơn độc Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg
V.LinhBạn đang xem bài viết 5 dấu hiệu nhận biết người cao huyết áp, mùa đông cẩn trọng tránh đột quỵ tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].