5 bẫy tâm lý khiến bạn không thể thành công, người bản lĩnh đừng bao giờ mắc phải

Những nhận thức sai lệch do các bẫy tâm lý: gây ra có thể khiến chúng ta nhìn nhận sai thực tế. Người thành công phải là người nhận ra được những cái bẫy đó để tránh mắc phải bằng mọi giá.

  5 bẫy tâm lý khiến bạn không thể thành công, người có bản lĩnh đừng bao giờ mắc phải

5 bẫy tâm lý khiến bạn không thể thành công, người có bản lĩnh đừng bao giờ mắc phải

1. Lý giải theo cảm xúc

Nhầm lẫn cảm xúc của mình thành bằng chứng thực tế là một trong những bẫy tâm lý mà chúng ta thường rơi vào.

Ví dụ: "Mình cảm thấy những ý tưởng của mình thật ngu ngốc, mình không nên nói ra những ý tưởng ấy trong cuộc họp."

Lý giải theo cảm xúc (emotional reasoning) có thể khiến chúng ta đưa ra những lựa chọn sai lầm. 

Để cảm xúc chiếm mất lý trí khi đưa ra những quyết định quan trọng không thể xoay chuyển được sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm.

Các quyết định cần được cân nhắc kỹ càng, chậm rãi, có sự tư vấn kỹ càng và đưa ra một cách có bài bản.

Để tránh lý giải theo cảm xúc, chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi như: "Có cơ sở, bằng chứng nào chứng minh những quyết định dựa trên cảm xúc của mình không?" hay "Cảm xúc của mình có đang bị chi phối và mình nên xem xét lại sự việc?".

Khi bạn không còn tự coi cảm xúc của mình thành sự thật, bạn sẽ có được tư duy logic, rõ ràng để đưa ra những quyết định thông thái hơn.

2. Đổ lỗi 

5 bẫy tâm lý khiến bạn không thể thành công, người bản lĩnh đừng bao giờ mắc phải 1

Đổ lỗi tức là bắt người khác, việc khác chịu trách nhiệm cho hành động và cảm xúc của chúng ta.

Ví dụ: Khi bạn sắp đi làm, con mèo của bạn chạy vọt ra khỏi nhà. Bạn nói: "Hay lắm, mình sắp bị muộn rồi, lỗi là tại con mèo."

Chúng ta thường đổ lỗi cho người khác vì điều đó khiến chúng ta "giữ được lòng tự trọng bằng cách tránh né những sai lầm hay thất bại của mình" - Susan Whitbourne, Giáo sư danh dự về Khoa học Tâm lý và Não bộ của ĐH Massachusetts Amherst chia sẻ.

Thế nhưng, không chịu trách nhiệm cho những hậu quả tự mình gây ra nghĩa là bạn sẽ không thể học được gì từ sai lầm. Mà trưởng thành từ sai lầm, trải nghiệm là yếu tố quan trọng để thành công.

"Việc đổ lỗi là trò phi lí và xúc phạm những người khác" - Gustavo Razzetti, tác giả "Stretch Your Mind" chia sẻ. Ông khuyên chúng ta nên tập cảm thông để bỏ thói đổ lỗi:

"Hãy thấu hiểu người khác, tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, đừng lúc nào cũng nghĩ chuyện đúng - sai."

3. Quan trọng hóa, bi kịch hóa vấn đề

Nhiều người thường quan trọng hóa, bi kịch hóa vấn đề dù thực tế không có gì xảy ra.

Ví dụ: Thời sự đưa tin sắp có bão. Bạn bắt đầu tưởng tượng những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra: "Nhỡ nhà mình bị sập thì sao? Nhỡ người thân mình bị thương thì sao? Nhớ mình bị thương thì sao?"

Nỗi sợ hãi, nhất là những nỗi sợ hãi không có căn cứ, là một phần của sự bi kịch hóa.

Dự đoán những kết quả xấu nhất có thể xảy ra sẽ có lợi nào đó, nhưng cũng dẫn tới lo âu và trầm cảm.

Chuyên gia tâm lý học Judith Beth khuyên bạn nên liệt kê ra hết những viễn cảnh tốt đẹp có thể xảy đến. Bạn sẽ thấy mình bình tâm, bớt lo âu và tâm trí rõ ràng hơn.

4. Ngụy biện về sự công bằng

5 bẫy tâm lý khiến bạn không thể thành công, người bản lĩnh đừng bao giờ mắc phải 2

Ngụy biện về sự công bằng (fallacy of fairness) là khi bạn cho rằng mọi việc cần phải quyết định dựa trên công bằng.

Ví dụ: Bạn cay cú vì đồng nghiệp của bạn được thăng chức còn bạn thì không. Bạn cho rằng điều này không công bằng. "Cô ta suốt ngày đi làm muộn, mình có lẽ còn làm việc chăm chỉ hơn cô ta."

Nhưng, ngay từ bé chúng ta đã được dạy điều này cả trăm lần rằng: Đời không phải lúc nào cũng công bằng. 

Khi bạn dính phải cái bẫy ngụy biện về sự công bằng, bạn sẽ có xu hướng tức giận, bất mãn, thất vọng.

Thay vì bất mãn và cay cú, hãy tự nói với bản thân: "Ai cũng muốn được thăng chứng, nhưng mình không thể kiểm soát được chuyện này. Mình sẽ nói chuyện thẳng với sếp xem cần điều kiện gì để cũng được thăng chức trong năm tới."

5. Cá nhân hóa

Cá nhân hóa ở đây gồm cả việc tự làm, tự chịu trách nhiệm mọi thứ, và ôm hết lỗi lầm về mình bất kể có hợp lý hay không.

Ví dụ: Con trai bạn thi đạt điểm kém, bạn cho rằng đó là lỗi của bạn vì không dành thời gian kèm con học.

Các chuyên gia tâm lý phát hiện rằng, hành vi cá nhân hóa có thể dẫn tới cảm xúc tội lỗi, xấu hổ, cảm thấy mình không xứng đáng.

Để tránh nhận thức sai lầm này, bạn cần cân nhắc xem mình đóng vai trò gì trong hoàn cảnh đó và liệu bạn có đáng chịu toàn bộ trách nhiệm hay không.

Nhìn nhận sự việc từ góc nhìn khách quan sẽ giúp bạn phát hiện ra rằng, có rất nhiều yếu tố trong việc này và hậu quả không hoàn toàn là do bạn.

(Theo CNBC)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính