4 thói quen xấu dễ gây đột quỵ trong lúc ngủ, tránh xa trước khi quá muộn

Đột quỵ trong lúc ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ những thói quen “xấu” hàng ngày. Mọi người nên tránh xa nếu không muốn bị đột quỵ.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới. Đột quỵ là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ. Nguyên nhân xuất phát từ sự gián đoạn việc vận chuyển máu nuôi dưỡng não bộ do mạch máu bị tắc nghẽn hay bị vỡ.

Có 2 loại đột quỵ:

- Đột quỵ nhồi máu não: hay còn gọi là thiếu máu não cục bộ là tình trạng động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc hoàn toàn dẫn tới việc lưu lượng máu cung cấp tới não bị giảm đột ngột. Tình trạng này chiếm đại đa số, khoảng 85% ca đột quỵ.

- Đột quỵ xuất huyết não: hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, là một trường hợp hiếm gặp hơn của đột quỵ (khoảng 15%). Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ đột ngột làm máu tràn vào nhu mô não gây tổn thương não.

Đột quỵ có 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Ảnh minh họa

Đột quỵ có 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Ảnh minh họa

Đột quỵ rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Nguy hiểm nhất chính là trường hợp người bệnh bị đột quỵ khi ngủ, bởi khả năng được phát hiện và cấp cứu sẽ thấp hơn rất nhiều so với ban ngày. Thậm chí có nhiều trường hợp người bệnh bị đột quỵ trong đêm nhưng người nhà không hề phát hiện ra nên đã vô tình bỏ qua “thời gian vàng” để cấp cứu người bị đột quỵ.

Mặc dù vẫn có trường hợp được cứu sống, nhưng khoảng 90% người bị đột quỵ phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: liệt nửa người, méo miệng, mất trí nhớ,… Không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhà mà còn cả của những người thân trong gia đình.

4 thói quen xấu dễ gây đột quỵ trong lúc ngủ

Theo khuyến cáo của bác sĩ BV Nguyễn Tri Phương, đột quỵ trong khi ngủ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ những thói quen xấu dưới đây mà nhiều người đang mắc phải.

1. Uống rượu trước khi ngủ

Thói quen thường xuyên uống rượu trước khi ngủ rất dễ gây đột quỵ trong lúc ngủ. Việc uống rượu vào mỗi bữa ăn tối hàng ngày có thể gây tổn thương mạch máu, đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch và các cục máu đông. Thêm nữa, việc uống rượu trước khi ngủ có thể làm tăng huyết áp đột ngột trong thời gian ngắn, dễ dẫn đến đột quỵ trong khi ngủ.

2. Thói quen ăn khuya cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Thói quen ăn khuya mỗi ngày, nhất là việc hay ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi ăn khuya thường xuyên có thể khiến cơ thể tăng cân nhanh, gây thừa cân béo phì, thậm chí khiến nồng độ mỡ máu tăng cao, dẫn tới xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông và gây đột quỵ.

Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều khiến nhịp sinh học đảo lộn, gia tăng nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ. Ảnh minh họa

Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều khiến nhịp sinh học đảo lộn, gia tăng nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ. Ảnh minh họa

3. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Các thiết bị điện tử không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch hay mạch máu não, nhưng, việc sử dụng thiết bị điện tử (máy vi tính, điện thoại thông minh…) quá nhiều vào buổi tối sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ và ảnh hưởng tới sức khỏe. Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều khiến nhịp sinh học đảo lộn, gia tăng nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.

4. Stress, căng thẳng

Tình trạng lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài khiến hệ thần kinh luôn căng thẳng, là nguyên nhân gây đột quỵ khá phổ biến. Việc tâm trạng phấn khích trước thời điểm ngủ có thể khiến trung tâm thần kinh bị kích thích gây mất ngủ. Phấn khích cũng khiến cơ thể tiết ra hormone làm tăng huyết áp, co thắt mạch máu trong thời gian ngắn, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không có sức lực, tê cứng một bên mặt hoặc cả mặt.
  • Cử động khó khăn hoặc liệt 1 bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ ràng, bị ngọng bất thường. Hãy nói một câu đơn giản với người đối diện và yêu cầu họ lặp lại, nếu không thể nói chứng tỏ người bệnh đang có dấu hiệu đột quỵ.
  • Chóng mặt, hoa mắt đột ngột.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau xuất hiện nhanh chóng và có thể kèm theo buồn nôn. 
  • Thị lực giảm bất thường, mắt mờ không nhìn rõ.

Khi người thân có những dấu hiệu kể trên, cần đưa đến các cơ sở y tế thăm khám sớm, tránh bỏ qua thời gian vàng điều trị đột quỵ.

An An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính