5 việc quan trọng người cao huyết áp cần làm mỗi ngày trong mùa đông để tránh bị đột quỵ

Mùa đông lạnh khiến nhiệt độ xuống thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng. Người cao huyết áp nên lưu ý về chăm sóc sức khỏe mùa này để phòng ngừa đột quỵ.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

5 việc người cao huyết áp cần làm trong mùa đông

Trong năm, mùa đông thường là mùa cao điểm khiến tỉ lệ người mắc cao huyết áp tăng cao. Thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại, thu hẹp các mạch máu và động mạch. Do đó, cần nhiều áp lực hơn để vận chuyển máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Hậu quả là huyết áp tăng lên. Sự thay đổi huyết áp do thời tiết phổ biến hơn ở người trên 65 tuổi.

Do đó người bệnh cần chú ý tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim...

Người cao huyết áp vào mùa đông lạnh không nên chủ quan bởi rất nguy hiểm.

Người cao huyết áp vào mùa đông lạnh không nên chủ quan bởi rất nguy hiểm.

Giữ ấm cơ thể

Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Đội mũ, dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh.

Tạo một môi trường ấm áp khi nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Có thể dùng điều hoà và sử dụng bóng điện đỏ cho ấm, không nên dùng bếp than tổ ong hoặc than củi để sưởi trong phòng kín dễ gây ngộ độc khí CO, rất nguy hiểm

Người cao huyết áp không nên dậy sớm

Đối với người bệnh cao huyết áp, đặc biệt là vào mùa đông bệnh nhân không nên dậy sớm. Buổi sáng mùa đông, nhiệt độ thấp sẽ khiến co mạch máu dễ khiến huyết áp tăng cao.

Đề phòng biến chứng của bệnh cao huyết áp.

Đề phòng biến chứng của bệnh cao huyết áp.

Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng

Để ổn định huyết áp, bệnh nhân cần chú ý uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đặc biệt là vào mùa đông, thời điểm huyết áp dễ dao động.

Người bệnh không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Trên thực tế, có nhiều người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi đo huyết áp thấy ở mức bình thường, khi nào thấy huyết áp tăng cao thì lại uống. Điều này thực sự nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu dừng, nồng độ thuốc không còn nên chắc chắn huyết áp lại tăng cao. Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng như xuất huyết não, thường để lại di chứng nặng nề.

Thường xuyên đo huyết áp

Đo và ghi lại sự thay đổi huyết áp thường xuyên sẽ khiến bạn nhanh chóng phát hiện sự thay đổi và điều chỉnh khi có bất thường.

Ổn định cảm xúc

Trạng thái tâm lý, cảm xúc ổn định không vui, buồn, cáu kỉnh, lo lắng thất thường rất có lợi cho việc ổn định huyết áp.

Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết người cao huyết áp, mùa đông cẩn trọng tránh đột quỵ

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính