Báo Điện tử Gia đình Mới

4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất sạch chất, rước bệnh vào người

Một vài thói quen nấu và ăn cơm tưởng vô hại nhưng lại khiến cơm mất hết chất dinh dưỡng thậm chí còn tăng nguy cơ mắc 1 số căn bệnh khác.

4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất sạch chất, rước bệnh vào người 0

Cơm là một trong những món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của các gia đình.

Mặc dù nấu và ăn cơm mỗi ngày thế nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến cũng như sử dụng đúng nhất.

Dưới đây là 4 sai lầm khi nấu và ăn cơm khiến cơm mất sạch chất dinh dưỡng thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Ăn nhanh, nuốt vội

Người Việt thường có thói quen ăn nhanh, nuốt vội. Việc không nhai kỹ cơm khi ăn khiến cơ thể không thể nhận được đầy đủ các dưỡng chất. 

Bên cạnh đó, thói quen không nhai kỹ còn khiến cơ thể không nhận thức được các dấu hiệu báo no từ đó khiến bạn ăn không kiểm soát và làm tăng nguy cơ béo phì.

Nghiên cứu cũng cho thấy, khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone thông bão lên não khi dạ dày đã đầy, đây là nguyên nhân khiến người ăn nhanh thường ăn nhiều hơn bình thường.

4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất sạch chất, rước bệnh vào người 1

2. Ăn cơm gạo trắng quá nhiều

Gạo trắng và gạo nâu là 2 loại gạo phổ biến. Gạo trắng là loại gạo được chế biến kỹ, bỏ hết cám và mầm, chỉ để lại nội nhũ. Các chuyên gia đánh giá gạo trắng là carbs rỗng bởi nó đã mất đi nguồn dinh dưỡng chính.

Do đã mất đi lượng xenlulo nhất định vì thế ăn cơm gạo trắng thường khó tạo ra cảm giác no bụng từ đó khiến bạn khó kiểm soát lượng cơm và thức ăn nên dễ mắc bệnh béo phì.

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã chỉ ra, người thường xuyên ăn cơm gạo trắng quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn.

4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất sạch chất, rước bệnh vào người 2

3. Vo gạo quá kỹ

Như chúng ta đã biết, gạo cung cấp 1 lượng chất bột đường, vitamin cùng các khoáng chất có lợi cho cơ thể trong đó chủ yếu là vitamin nhóm B cùng chất xơ, vitamine E, sắt, kẽm, omega-3...

Phần vỏ cám bám quanh hạt gạo chứa lượng không nhỏ xenlulo hỗ trợ thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol làm giảm lượng cholesterol có hại trong máu.

Các dưỡng chất vừa nêu trên có nhiều nhất ở lớp ngoài của hạt gạo do đó nếu vo hoặc chà xát quá kỹ sẽ làm mất đi dưỡng chất quan trọng.

Khi vo gạo, chỉ nên rửa, khuấy nhẹ và gạn để loại bỏ những sâu, sạn còn sót lại.

4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất sạch chất, rước bệnh vào người 3

4. Nấu cơm bằng nước lạnh

Một thói quen khác của người Việt làm cơm mất hết chất chính là nấu cơm bằng nước lạnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dùng nước lạnh nấu sẽ làm cho hạt gạo trương lên, lúc này các chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra tan vào nước. 

Thay vào đó, nên dùng nước ấm để nấu như thế cơm vừa dẻo lại giúp lớp ngoài hạt gạo co lại tạo màng bảo vệ tránh để thất thoát vitamin.

Nghiên cứu cho thấy, nấu cơm bằng nước ấm sẽ giữ lại được hơn 30% chất dinh dưỡng so với nấu bằng nước lạnh.

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO