Sắn là loại củ rất giàu dinh dưỡng. Trong sắn có chứa nhiều carbohydrate, vitamin C, B1, B2, B3 và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Không chỉ vậy ăn sắn còn giúp kiểm soát lượng đường, các loại chất béo khác nhau trong máu vì thế nhiều người coi sắn như 1 loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân.
Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được sắn. Dưới đây là 4 đối tượng tuyệt đối không được ăn sắn kẻo nguy hại sức khỏe.
1. Phụ nữ có thai
Nghiên cứu cho thấy, trong sắn có chứa các acid cyanhydric - chất độc có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, nếu ăn nhiều dễ bị ngộ độc.
Đây là lí do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên ăn sắn.
2. Trẻ em
Có thể bạn chưa biết, trong sẵn có chứa một số độc tố rất hại cho trẻ nhỏ nhất là bé dưới 3 tuổi.
Nếu để trẻ ăn sắn thường xuyên sẽ khiến chất độc tích tụ trong cơ thể, lâu ngày sinh bệnh. Nguy hiểm nhất là để trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể gây ra ngộ độc.
3. Người bị bệnh tiêu hóa
Như đã chia sẻ trước đó, trong sắn có chứa chất độc acid cyanhydric ăn vào có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Do đó, những người bị bệnh tiêu hóa không nên ăn sắn.
4. Người có sức đề kháng kém
Những người có sức đề kháng kém, hay bị ốm rất dễ ngộ độc cyanhydric có trong loại củ này.
Cyanhydric trong sắn có thể khiến cho nạn nhân xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, váng đầu, ù tai, chân tay nặng, buồn nôn, sôi bụng, co giật, sốt, thậm chí là tử vong.
Một số lưu ý khi ăn sắn
- Ngâm sắn ít nhất 2 ngày
Nếu thích ăn sắn tươi, bạn phải ngâm sắn ít nhất 2 ngày, cách 3 - 4 tiếng phải thay nước 1 lần.
- Chế biến kỹ
Với những người ăn sắn luộc, hấp phải gọt sạch vỏ, nấu chín kỹ để loại bỏ hết các chất gây hại.
- Nghiền bột
Các chuyên gia cho hay, nghiền sắn thành bột cũng là một cách để giảm thiểu độc tố trong loại củ này. Sắn nghiền bột, nấu chín sẽ an toàn hơn so với cách ăn thông thường.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 4 người tuyệt đối không được ăn sắn dù thèm đến mấy kẻo mất mạng như chơi tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].