Báo Điện tử Gia đình Mới

4 loại bệnh nấm da thường gặp vào mùa mưa và cách phòng ngừa

Vào mùa mưa, không khí ẩm, quần áo phơi còn ẩm ướt, chúng ta lại dễ kẹt xe hàng giờ trên những con đường ngập nước bẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm phát sinh.

Theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3, nấm là loại sinh vật sống ký sinh vào vật chủ như: thú vật, thực vật, con người,…phát triển tốt ở nhiệt độ nóng ẩm (27 - 35 độ C).

benh nam da

Một số bệnh nấm da thường gặp:

1. Lang ben

Có hai dạng màu trắng và màu đen, gây ngứa nhiều, đặc biệt khi ra nắng và đổ nhiều mồ hôi.

2. Nấm hắc lào

Đặc trưng là ngứa vùng bị bệnh, biểu hiện vùng da có vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm.

Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình.

Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc như từ thú vật (đặc biệt là thú cưng như chó, mèo), đồ dùng chung như khăn lau, chăn, gối, quần áo,…

Vì vậy, cần sử dụng riêng đồ cá nhân để hạn chế lây lan.

3. Nấm kẽ

Thường gặp ở người làm các công việc tiếp xúc với nước nhiều như: người làm vệ sinh cống rãnh, người nông dân, người dân buôn bán đồ thuỷ sản,…

Đặc biệt vào mùa mưa, khi phải tiếp xúc với nước bẩn ngập trên đường cũng tăng nguy cơ nhiễm nấm kẽ.

4. Nấm móng

Bệnh xuất hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng.

Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn.

Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Để phòng ngừa nhiễm nấm, cần chú ý:

giay dep mua he
  • Giữ quần áo, giày dép khô ráo, thoáng mát.
  • Nên chuẩn bị một đôi giày thay đổi luân phiên khi đi mưa.
  • Sau khi lội nước bẩn, cần vệ sinh tay chân với xà phòng và nước sạch, lau khô thoáng.
  • Khi phát hiện vùng da bị ngứa và xuất hiện các chấm đỏ lây lan hình vòng cung, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có thuốc bôi phù hợp, tránh để lây lan sang vùng da khác trên cơ thể.
Hoàng Nguyên (t/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO