Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, bạn có thể trị sẹo mụn bằng nhiều phương pháp trị liệu y học khác nhau. Nhưng áp dụng một số phương pháp sau đây có thể giảm tình trạng sẹo mụn đáng kể.
1. Sử dụng dầu hạt thì là đen
Dầu hạt nho hay còn gọi là Nigella sativa bắt nguồn từ vùng Đông Âu, Tây Á và Trung Đông. Đây là một trong những loại cây thảo dược phổ biến có thể giảm sẹo mụn. Bạn có thể dễ dàng mua dầu của hạt thì là đen trên mạng.
Ngoài tính kháng khuẩn và kháng virus, dầu hạt thì là đen còn có thể kháng viêm rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy loại dầu này có thể tăng cường trị các vết thương ở da và phòng tránh mụn hiệu quả.
2. Dầu hạt tầm xuân
Dầu hạt tầm xuân cũng là sản phẩm giúp bạn giảm tình trạng sẹo mụn. Đây là loại dầu dễ tìm và an toàn khi áp dụng trực tiếp lên da. Chuyên gia cho biết dầu hạt tầm xuân có thể sử dụng để giảm sẹo mụn.
Bạn có thể áp dụng ngày hai lần, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
3. Mật ong
Mật ong từ lâu đã được sử dụng để làm thuốc, trị vết thương, trị mụn. Các chuyên gia cho biết mật ong có thể hỗ trợ trị vết thương, giảm sẹo bởi tính kháng khuẩn.
Ngoài ra, mật ong cũng có thể giảm viêm hiệu quả trên da và bạn có thể kết hợp cả chanh để trị thâm do mụn.
Để trị sẹo mụn, bạn có thể pha mật ong cùng với nước theo tỉ lệ 3:1, dùng bông gòn thấm dung dịch, mát xoa nhẹ nhàng lên vùng bị sẹo mụn. Đợi khoảng 20 phút và rửa sạch với nước. Bạn nên áp dụng 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Sử dụng lô hội
Giống như mật ong, lô hội (hay còn gọi là nha đam) là một nguyên liệu có thể làm mờ sẹo tự nhiên. Chuyên gia cho biết thoa trực tiếp lô hội trên da có thể giảm viêm, giảm sẹo.
Lô hội cũng là loài cây rất dễ trồng, dễ sống ở thời tiết khắc nghiệt. Bạn có thể sử dụng gel lô hội tươi và thoa lên da mỗi ngày hoặc có thể mua các sản phẩm từ lô hội tại các cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng thuốc để giảm sẹo mụn.
(Theo Healthline)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 4 cách giảm sẹo mụn hiệu quả bạn nên áp dụng ngay để làn da đẹp trở lại tại chuyên mục Làm đẹp của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].