Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

3 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu không nên bỏ qua để vượt cạn mẹ tròn con vuông

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường rất lo lắng vì không biết chính xác thời điểm sắp sinh. Để vượt cạn mẹ tròn con vuông, mẹ cầu cần lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ dưới đây.

1. Ra dịch nhầy hồng

Hiện tượng ra dịch nhầy hồng là do tử cung co bóp làm nút nhầy cổ tử cung bong ra. Nút nhầy có màu hồng là do đứt một số mao mạch nhỏ ở cổ tử cung. Mẹ bầu hãy chuẩn bị tâm lý sắp đến lúc sinh rồi và nên vào bệnh viện ngay để được tiến hành kiểm tra tình hình của cả mẹ và thai nhi.

2. Đau bụng

Mẹ bầu có biểu hiện đau bụng dưới từng cơn do tử cung co bóp và ngày càng tăng dần. Khi mới bắt đầu chuyển dạ, cơn đau như thắt lại nhưng sau đó lại biến mất.

Mẹ bầu hãy kiểm tra thời gian và khoảng cách giữa các cơn đau. Nếu khoảng cách giữa các cơn đau khoảng 3 phút (3 cơn trong 10 phút), mỗi cơn kéo dài trên 20 giây là chuyển dạ thực sự. Lúc này, hãy đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời. Với thai phụ đã từng sinh con thì thời gian chuyển dạ sẽ nhanh hơn nên hãy liên hệ trước với bệnh viện.

Mẹ bầu cần kiểm tra thời gian và khoảng cách giữa các cơn đau bụng để đến bệnh viện kịp thời. Ảnh minh họa

Mẹ bầu cần kiểm tra thời gian và khoảng cách giữa các cơn đau bụng để đến bệnh viện kịp thời. Ảnh minh họa

3. Ra nước (rỉ ối hoặc vỡ ối)

Vỡ ối là tình trạng màng ối bao lấy thai nhi bị rách, nước ối chảy ra ngoài. Có người bị vỡ ối trước khi đau, khi đó có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn cho thai nhi nên cần lập tức đến bệnh viện (khi di chuyển nên cố gắng đặt thai phụ nằm.

Ngoài 3 dấu hiệu chuyển dạ chính kể trên, nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau đây, mẹ bầu hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Gặp phải các dấu hiệu sinh non như: các cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
  • Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su – là phân thải đầu tiên trong đời và sẽ gây nguy hiểm khi trẻ hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Chảy máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm nhận em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
  • Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
  • Bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ mà mẹ bầu cảm thấy lo lắng mặc dù không có các dấu hiệu trên, thì vẫn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám, tư vấn xác định lại tình trạng thai kỳ để giảm bớt lo lắng.

* Nguồn: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính