Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

3 chính sách về tiền lương có hiệu lực trong tháng 4, người dân không nên bỏ qua

Từ tháng 4/2022, có nhiều chính sách về tiền lương liên quan đến công chức, viên chức bắt đầu có hiệu lực. Người dân không nên bỏ qua để không ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

1. Lương công chức quản lý thị trường cao nhất gần 12 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/4/2022, Thông tư 02/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức quản lý thị trường bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, xếp lương các ngạch công chức Quản lý thị trường như sau:

- Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21,187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

- Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mà số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Hiện, với mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng thì lương công chức quản lý thị trường sẽ dao động từ hơn 3,1 triệu đồng đến gần 12 triệu đồng/tháng.

  Từ tháng 4/2022, có nhiều chính sách về tiền lương liên quan đến công chức, viên chức bắt đầu có hiệu lực. Ảnh minh họa

Từ tháng 4/2022, có nhiều chính sách về tiền lương liên quan đến công chức, viên chức bắt đầu có hiệu lực. Ảnh minh họa

2. Chế độ cho công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc

Công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc sẽ được hưởng các chế độ, chính sách nêu tại Điều 3 Nghị định 19/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2022 gồm:

- Chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ khác (nếu có).

- Trợ cấp một lần: Mỗi năm công tác được nhận 01 tháng lương của tháng liền kề trước khi thôi việc.

Riêng với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc về địa phương trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực của quyết định thôi việc như sau:

- Được tuyển dụng vào cơ quan hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Hưởng chế độ chuyển ngành, hoàn trả trợ cấp một lần, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận).

- Tuyển dụng vào doanh nghiệp không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, muốn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Hoàn trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận).

Trong đó, chế độ với công chức, viên chức quốc phòng chuyển ngành được thực hiện như sau:

- Ưu tiên bố trí việc làm phù hợp và đào tạo ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp công việc đảm nhiệm.

- Miễn thi, xét tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi phục vụ trong quân đội hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Được xếp, hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực...

Nội dung này được hướng dẫn tại Nghị định 19/2022/NĐ-CP hướng dẫn chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc, có hiệu lực từ ngày 15/4/2022.

Theo Nghị định 19/2022/NĐ-CP, một trong những chế đội với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc là được hưởng trợ cấp một lần.

Cụ thể, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý công nhân và viên chức quốc phòng trước khi thôi việc chi trả.

3. Giảng viên đại học công lập được bổ nhiệm dễ dàng hơn

Từ ngày 19/4/2022, mỗi giảng viên sẽ chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương.

Nội dung này được quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Cụ thể, quy định mới không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như hiện hành.

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm đối với tất cả các hạng (I, II, III): Không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng, mà quy định chung cho các hạng là phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đối với tất cả các hạng (I, II, III): Thay vì yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên theo từng hạng thì Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chung là có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO