#1. Axit trong dạ dạy của chúng ta có thể phân hủy cả một lưỡi lam. Tuy lý thuyết là vậy, nhưng bạn không cần thiết phải chứng minh.
#2. Chúng ta có thể sống mà chỉ cần 75% gan, một quả thận, 80% ruột, một lá lách, một lá phổi... Tuy nhiên cơ thể sẽ trở nên rất yếu và đó không phải cuộc sống mà bất cứ ai mong muốn.
#3. Lớp biểu bì của chúng ta tái tạo 2 - 4 tuần/ lần. Sẽ có khoảng 0,7kg da chết mỗi năm trên cơ thể chúng ta.
#4. Nếu dựng thẳng đứng, xương của một người trưởng thành có thể chịu đựng được trọng lượng của khoảng 16.000 người.
#5. Diện tích bề mặt phổi người bằng một sân tennis.
#6. Màu mắt người thay đổi theo độ tuổi. Điều này xảy ra trong khoảng 15% người da trắng. Tuy nhiên, nếu màu mắt người lớn thay đổi đáng kể hoặc một mắt đang nâu chuyển sang xanh lục thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bởi thay đổi màu mắt có thể là cảnh báo của một số căn bệnh nguy hiểm như hội chứng Horner hoặc bệnh tăng nhãn áp sắc tố.
#7. Tóc của chúng ta có thể chịu được trọng lượng của 2 con voi.
#8. Ngón tay út chiếm đến 50% sức mạnh bàn tay.
#9. Cơ khỏe nhất trên cơ thể bạn là cơ hàm.
#10. Ruột non dài bằng chiều cao của 4 người.
#11. Cơ thể chúng ta chứa 96.560,64 km các mạch máu.
#12. Chúng ta có thể sống được khoảng 3 tuần mà không ăn, nhưng sau 11 ngày không ngủ, sự sống của một người bình thường sẽ kết thúc.
#13. Người bị bệnh bạch tạng thường có mắt màu tím hoặc đỏ, thường thì giống với màu mắt của thỏ.
#14. Một người khỏe mạnh bình thường có thể sản xuất khoảng 15 lít mồ hôi trong ngày.
#15. Cứ 30 phút, cơ thể chúng ta sản xuất một lượng nhiệt đủ để đun sôi 19 lít nước.
#16. Khả năng uốn lưỡi và ngón tay của bạn là do di truyền.
#17. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta có thể sản xuất nước bọt đủ để lấp đầy 2 hồ bơi.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 17 điều chứng tỏ cơ thể chúng ta sở hữu siêu năng lực, 'ngàn cân treo sợi tóc' là có thật tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].