Dưới đây là 15 sự thật thú vị về người Ai Cập cổ đại khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.
Son môi được làm từ côn trùng nghiền
Axit carminic đỏ được chiết xuất từ rệp son hoặc rệp vảy được sử dụng làm đồ trang điểm ở thời Ai Cập cổ đại.
Pharaoh dùng nô lệ để làm mồi đuổi ruồi
Ruồi muỗi ở thời Ai Cập cổ đại còn sinh sôi nhiều hơn ngày nay. Thời nay chúng ta dùng các loại thuốc xịt và kem chống côn trùng khác nhau nhưng pharaoh Pepi II lại dùng nô lệ để dụ ruồi. Họ sẽ thoa mật ong lên người các nô lệ rồi đứng gần pharaoh để làm bẫy dụ ruồi. Một công việc thật kỳ quặc và không mấy dễ chịu phải không?
Người Ai Cập cổ đại trang trí lăng mộ của mình như một ngôi nhà và còn mang đồ ăn vào trong đó
Người Ai Cập cổ rất chú trọng vào cuộc sống ở thế giới bên kia. Họ tin rằng sau khi chết, người ta sẽ tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Do đó họ chuẩn bị mọi đồ trang điểm, vệ sinh, thức ăn, đồ uống, thậm chí thú cưng và nô lệ ở dưới lăng mộ.
Các pharaoh thường bị béo phì
Chúng ta thường thấy hình ảnh những người Ai Cập với vóc dáng gọn gàng, khỏe mạnh. Tuy nhiên các nhà khoa học đã thực hiện phân tích tia X-quang trên các xác ướp và kết luận những bức ảnh đó khác xa thực tế.
Sự thật là người Ai Cập cổ đại, đặc biệt các pharaoh, thường rất béo và không khỏe mạnh. Những thực phẩm có hại với nhiều carb, chất béo, cồn khiến các pharaoh dễ bị béo phì và gặp các vấn đề sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa trực tràng rất được trọng dụng
Y học thời Ai Cập cổ đại rất phát triển, họ có các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực y tế khác nhau, như nha sĩ, bác sĩ mắt, bác sĩ phẫu thuật,...
Nhưng bác sĩ chuyên khoa trực tràng mới là bác sĩ được trọng dụng nhất thời này.
Như đã nói ở trên, các pharaoh và những người giàu có ăn uống quá nhiều khiến thức ăn đi vào rồi lại không "đi ra" được.
Do đó bác sĩ trực tràng rất được trọng dụng để giúp "đầu ra" của họ dễ dàng hơn.
Đàn ông Ai Cập cổ đại cũng dùng mỹ phẩm
Ở thời Ai Cập cổ đại, cả nữ giới và nam giới đều trang điểm. Có 3 lý do, thứ nhất trang điểm giúp bảo vệ da họ khỏi ánh nắng mặt trời. Thứ hai, họ tin rằng thần Ra và Horus sẽ đối xử tốt với những ai trang điểm. Thứ ba, họ tin rằng trang điểm có tác dụng chữa lành.
Tuy nhiên, một số mỹ phẩm như chì kẻ mắt có chứa thủy ngân thì có hại hơn là có lợi cho sức khỏe.
Trẻ nhỏ thời Ai Cập cổ đại không mặc quần áo
Trẻ nhỏ Ai Cập cổ đại không mặc quần áo hay đi giày dép. Để không bị chấy rận, cha mẹ còn cạo đầu cho trẻ nhỏ, chỉ để lại một bím tóc nhỏ. Các em bé chỉ mang vòng tay, vòng chân, vòng cổ mà thôi.
Người Ai Cập cổ đại cũng sống thử trước hôn nhân
Thời Ai Cập cổ đại không có giấy tờ chứng hôn gì cả. Các đôi chỉ đơn giản là sống chung. Tuy nhiên với giới nhà giàu, các cặp vợ chồng có thể soạn hợp đồng hôn nhân phòng trường hợp ly hôn để dễ phân chia tài sản.
Đàn ông cũng có "ngày đèn đỏ"
Người Ai Cập tin rằng đàn ông cũng có "ngày đèn đỏ". Nếu một người đàn ông đi vệ sinh mà không thấy ra máu thì bị cho là ốm.
Tuy nhiên thực tế là phần lớn người Ai Cập cổ đại đều nhiễm bệnh sán máng (schistosomiasis) - một loại sán sống trong nước ngọt, ký sinh chủ yếu trong hệ tuần hoàn và hút máu.
Bệnh sán máng mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu, vô sinh thậm chí tử vong.
Quy định luật pháp vô lý
Mặc dù có hệ thống pháp luật phát triển nhưng có một quy định khá vô lý ở thời Ai Cập cổ đại, đó là một bị cáo sẽ bị coi như là có tội luôn dù có làm hay không, trừ khi tự chứng minh được mình vô tội. Hơn nữa bị cáo sẽ không có luật sư.
Các bức tượng được dùng để quyết định quyền sống hay chết của phạm nhân
Những năm 1550 - 1069 trước Công Nguyên, các linh mục bắt đầu can thiệp vào các quy trình tư pháp và khi các thẩm phán gặp khó khăn trong việc đưa ra bản án, những bức tượng các vị thần sẽ giúp đỡ họ.
Một bức tượng thần linh có thể cử động vật lý được tạo ra có thể đưa ra hai lựa chọn Chết hay Sống. Nếu nó chỉ vào bên nào thì mọi người sẽ theo đó mà định đoạn tính mạng của phạm nhân.
Tuy nhiên, các linh mục này thường dùng dây tự điều khiển bức tượng làm theo ý muốn để nhận lại tiền hối lộ từ ai đó.
Côn trùng nguy hiểm hơn cả động vật hoang dã
Các loại côn trùng khác nhau từ ruồi, muỗi, kiến, gián, chấy, bọ chét,.. gây phiền toái và ảnh hưởng cuộc sống của con người hơn cả động vật hoang dã.
Người Ai Cập cổ đại thường chống côn trùng bằng các loại dầu, thảo dược, các loại bột phấn. Nếu bị chấy, họ có thể cạo trọc đầu.
Tuy nhiên đáng sợ nhất là châu chấu, không một cách gì có thể ngăn chặn được chúng. Một đàn châu chấu lớn sẽ tàn phá tất cả mùa màng chỉ trong tích tắc.
Người lùn được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi
Ở xã hội Ai Cập cổ đại, người lùn được cho là món quà từ thượng đế, do đó họ có nhiều đặc quyền đặc lợi. Họ có vị trí cao trong công việc, thường làm trợ lý riêng hoặc trông coi trang sức quý, đặc biệt ở thời Vương triều thứ Nhất của Ai Cập họ chỉ làm việc cho Hoàng tộc.
Dùng chất khử mùi để loại bỏ mùi cơ thể
Thời tiết nóng bức, công việc nặng nhọc khiến người cổ đại thường nặng mùi. Họ dùng hai biện pháp để đối phó vấn đề này.
Thứ nhất là cạo sạch đầu thường xuyên, vì họ tin rằng mùi hôi là do tóc của họ,
Thứ hai, họ dùng các chất khử mùi chứa nhiều thành phần như cam, quế, hồi, hoa, thậm chí là trứng đà điểu.
Họ làm những quả bóng chứa hương liệu thơm và kẹp vào nách. Những hương liệu có mùi mạnh giúp che mùi cơ thể của họ một thời gian nhất định.
Đàn ông Ai Cập cổ đại cũng trêu chọc, quấy rối phụ nữ ngoài đường
Theo Herodotus, ở thời Ai Cập cổ đại, đàn ông thường huýt sáo để thu hút sự chú ý của phụ nữ. Trong những buổi lễ, một số người đàn ông đi trên thuyền sẽ cởi hết quần áo và huýt sáo với những cô gái đứng trên bờ một cách bất lịch sự. Nhưng ở thời đó, chẳng có hình phạt nào dành cho hành vi quấy rối phụ nữ như vậy cả.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 15 sự thật lịch sử thú vị về người Ai Cập cổ đại mà trường học không dạy cho bạn tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].