Cha mẹ cần lưu ý, trẻ không may mắc COVID-19 có thể diễn biến nặng nếu có những yếu tố nguy cơ sau:
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
- Béo phì, thừa cân.
- Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá.
- Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.
- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).
- Bệnh thận mạn tính.
- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
- Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp).
- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).
- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
- Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
- Trẻ mắc bệnh gan
- Trẻ đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Các mắc bệnh hệ thống.
Hướng dẫn cũng lưu ý, trẻ bị xem là nhiễm COVID-19 mức độ nặng khi có một trong các dấu hiệu sau đây: Viêm phổi nặng (trẻ khó chịu, quấy khóc, bú, ăn hoặc uống khó khăn, thở nhanh ≥ 01 dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên, phập phồng cánh mũi; SpO2: 90 <94% khi thở khí trời.
Trẻ bị xem là mức độ nguy kịch khi có một trong các dấu hiệu sau đây: Suy hô hấp nặng SpO2<90% khi thở khí trời và có dấu hiệu nguy hiểm de doạ tính mạng nếu tim trung tâm, thở bất thường, rối loạn nhịp thở, hôn mê, khó đánh thức, huyết áp tụt, sốc, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng...
An AnBạn đang xem bài viết 14 yếu tố nguy cơ khiến bệnh COVID-19 diễn biến nặng ở trẻ em tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].