Colgate bán thức ăn năm 1982
Năm 1982, Colgate đã đưa ra ý tưởng mở rộng mặt hàng kinh doanh, tuy nhiên thay vì một loại kem đánh răng nào đó, Colgate đã chế tạo ra một loại sản phẩm mà chắc chắn sau này họ không bao giờ muốn nhắc đến: Bữa tối đông lạnh.
Và đúng với dự đoán, kế hoạch này sớm phá sản vì khách hàng của họ không thể nào ăn thức ăn có vị giống kem đánh răng được.
Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh của công ty. Vì ra mắt thất bại sản phẩm mới nên sản phẩm cũ giảm doanh thu nhanh chóng. Sau này người ta không bao giờ còn nhắc về thất bại đó thêm một lần nào nữa.
Trợ lý văn phòng Clippy, Microsoft, thập niên 1990
Clippy được ra mắt trên giao diện tồi tệ nhất mà Microsoft từng phát triển. Clippy sẽ xuất hiện khi tự phần mềm này nghĩ rằng người dùng cần trợ giúp.
Tuy nhiên kết quả là người dùng phản ánh Clippy làm phiền họ, cuối cùng nó đã bị loại bỏ.
Tương cà màu mè Heinz năm 2000
Năm 2000, Heinz quyết định thay đổi một chút tương cà truyền thống để thu hút trẻ em. Chính vì thế, họ bổ sung thêm 3 màu là xanh mòng két, xanh lá và tím.
Tuy nhiên, các thực khách vẫn trung thành với tương cà màu đỏ và chẳng có ai hứng thú với các màu kia. Cuối cùng, sau 6 năm, Ez Squirt chính thức ngừng sản xuất sản phẩm này.
Bút bi cho nữ của Bic năm 2012
Bic nổi tiếng với bật lửa, nhưng cách đây 6 năm Bic từng có ý tưởng về một sản phẩm khác. Họ cho ra sản phẩm bút bi dành cho nữ, nhưng sản phẩm giới hạn vô nghĩa này không nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng mà thậm chí nó còn bị chế nhạo và nhanh chóng đi vào quên lãng.
Frito-Lay Wow! Chips năm 1998
Frito-Lay từng tung ra một loại bánh snack vào năm 1998 với giới thiệu nó không có chất béo. Năm đầu tiên, nó đã được đón nhận và thu về doanh thu khủng lên tới 400 triệu USD.
Tuy nhiên, sau đó công ty này đã bị vạch trần khi loại bánh này có chứa Olestra, một chất béo thay thế gây đau bụng và tiêu chảy.
Google+ năm 2011
Năm 2011, Google đã cho ra mắt một mạng xã hội của riêng mình với tên Google+. Tuy nhiên, nó không bao giờ trở thành đối thủ cạnh tranh với Facebook như mong đợi, thậm chí còn trở thành nỗi thất bại lớn của gã khổng lồ Google.
Bít-tết Trump của Donald Trump năm 2007
Donald Trump từng cho ra mắt sản phẩm thịt bò bít-tết cao cấp nhất thế giới năm 2007. Tuy nhiên, người tiêu dùng cho rằng nó chả khác gì so với các loại bít-tết khác mà họ vẫn ăn.
Cuối cùng, vị Tổng thống Mỹ lúc đó đã phải ngừng sản xuất mặt hàng này sau 2 tháng không có nổi một khách hàng thân thiết.
Son dưỡng bánh Cheetos năm 2005
Năm 2005, một ý tưởng cho ra mắt loại son dưỡng có mùi vị bánh Cheetos. Tuy nhiên, loại son này thật khó có thể được chấp nhận, bởi lẽ một người yêu son thực sự sẽ không ưa sản phẩm giống món đồ trẻ con này.
Crystal Pepsi năm 1992
Pepsi đã từng cho ra mắt sản phẩm mới với tên gọi Pepsi trong suốt vào năm 1992. Thế nhưng, nó đã bị khai tử chỉ 1 năm sau đó. David C. Novak, cha đẻ của sản phẩm này đã phải thừa nhận rằng: “Sẽ tốt hơn nhiều nếu tôi đảm bảo sản phẩm có vị ngon trước đã”.
Twitter Peek năm 2009
Twitter Peek là thiết bị đầu tiên và cũng là cuối cùng để sử dụng Twitter, thế nhưng nó cũng chẳng làm tốt nhiệm vụ của mình. Máy này chỉ có thể đưa ra bản xem trước gồm 20 ký tự, thiết kế thì nhạt nhẽo, không nổi bật. Và thật chẳng có gì ngạc nhiên khi Twitter Peek nhanh chóng đi vào dĩ vãng.
Thirsty Cat! And Thirsty Dog! năm 1994
Sản phẩm này được sản xuất dành riêng cho chó mèo, loại nước này chỉ có ga và vitamin, nhưng tiếc rằng các Sen không thể dùng được vì boss không hề hứng thú với soda.
Kính Google năm 2013 - 2014
Năm 2013, Google ra mắt loại kính mới được đầu tư lớn và bán ra với giá 1.500 USD. Thế nhưng nó thực sự không được như mong đợi vì không thực hiện tốt bất cứ chức năng nào như mong đợi và nó cũng gây ra tranh cãi lớn về việc xâm phạm quyền riêng tư.
Thuốc lá không khói, Công ty Thuốc lá Rj Reynolds năm 1989
Năm 1988, RJ Reynolds Tobacco lên ý tưởng cho loại thuốc lá không khói. Họ đã đổ 325 triệu USD vào sản phẩm này, tuy nhiên, theo CEO của công ty thì loại thuốc này “có vị kinh tởm như phân”, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chẳng ai muốn mua chúng.
Bánh burger Arch Deluxe của Mcdonald’s năm 1996
Năm 1996, McDonald’s cho ra mắt sản phẩm burger chỉ dành cho người lớn với quảng cáo khiến trẻ em phát sợ. Thế nhưng cả người lớn lẫn trẻ con đều thấy không có gì hay ho ở sản phẩm này, vì thế họ quyết định ăn loại bánh truyền thống.
McDonald’s đã tiêu tốn hơn 100 triệu USD cho các hoạt động quảng cáo nhưng vẫn không thể thuyết phục thực khách. Arch Deluxe nhanh chóng đi vào dĩ vàng và trở thành thất bại đắt giá nhất mọi thời đại.
Nguồn: Bored Panda/Theo Lostbird
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 14 sản phẩm 'sai một li đi một dặm' mà các công ty nổi tiếng thế giới rất hối hận khi tạo ra chúng tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].