Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Từ xưa đến nay, loại cây này người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.
Hãy tham khảo những công dụng chữa bệnh và làm đẹp tuyệt vời với nguyên liệu này nhé!
Công dụng chữa bệnh của cây sả Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Giải độc
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Hạ huyết áp
Sả có tác dụng làm hạ huyết áp, làm tăng cường tuần hoàn máu, chống thiếu máu não, hết đau đầu, choáng váng. Cho 3 – 4 giọt tinh dầu sả với cốc nước uống và nghỉ ngơi.
Giúp tiêu hóa tốt
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày.
Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.
Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.
Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
Trị chứng ho, chữa cảm cúm, cảm lạnh
Dùng cho những trường hợp ho khan, ho gió, ho có đờm, ho viêm nhiễm hay cảm lạnh. Củ sả, gừng tươi mỗi vị 40g rửa sạch giã nát và đun sôi với 500ml nước, để ấm ngâm dần trong ngày. Sau đó nuốt xuống họng để sát khuẩn họng. Ngoài tác dụng trị bệnh, sả còn làm đẹp cho cơ thể.
Trị nhức đầu
Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông.
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
Làm sạch miệng
Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai
Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
Công dụng làm đẹp của cây sả
Trị mụn nhọt
Nấu nước lá sả tắm hàng ngày.
Dưỡng da
Hãy đập dập vài nhánh sả rồi đun với nước, sau đó dùng nước này xông hơi hoặc pha loãng để tắm từ 3 – 4 lần mỗi tuần. Bạn sẽ thấy da mịn màng và sáng màu hơn chỉ sau 2 – 3 tuần áp dụng. Nhờ có chứa tinh dầu sả và các chất oxy hóa, sả còn giúp da căng khỏe và duy trì được độ đàn hồi, mướt mịn.
Giảm cân
Nhờ các tinh chất có khả năng đốt cháy mỡ thừa, sả có thể giúp phái đẹp đẩy nhanh quá trình tiêu hao năng lượng, từ đó giảm được cân nặng đáng kể. Để giảm bớt mỡ thừa trên cơ thể, bạn hãy đun sả lấy nước. Trước mỗi bữa ăn 30 phút, vắt thêm một chút nước cốt chanh rồi uống.
Sau một tuần trở đi, bạn sẽ thấy cân nặng giảm và người thon gọn hơn. Tuy nhiên, nếu có bệnh về dạ dày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách này. Hoặc, bạn có thể chọn uống nước sau ăn 30 – 60 phút.
Dưỡng tóc mượt mà, trị gàu
Ngoài công dụng làm đẹp da, sả còn dưỡng tóc rất tốt. Chỉ cần một nắm sả sạch đun sôi với nước rồi đem gội đầu và ủ tóc, bạn sẽ phục hồi lại mái tóc xơ rối, khô gãy sau 2 tuần. Chú ý, khi gội đầu bằng nước sả, hãy massage nhẹ nhàng tóc và da đầu từ 10 – 15 phút để dưỡng chất ngấm sâu và phát huy tác dụng nhanh hơn.
Lưu ý khi uống thức uống từ sả:
– Để mang lại tác dụng tốt nhất, nên uống vào buổi sáng và uống nhiều nước trong ngày.
– Trà sả, nước chanh sả gây kích thích co thắt tử cung nên không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
– Người có vấn đề về thận hoặc gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà sả.
Bạn đang xem bài viết 13 công dụng bất ngờ từ cây sả, ai chưa biết sẽ rất tiếc tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].