Theo Wikipedia, một tiêu chuẩn kép có thể dễ dàng phân biệt với hình thức thể hiện, như việc một số việc được xem là hoàn hảo và tuyệt vời nếu do một nhóm người làm nhưng cũng chính việc đó lại là thứ không thể chấp nhận và cấm kị nếu do nhóm người khác làm.
Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng khi những người khác nhau lại có mức độ trách nhiệm khác nhau khi làm cùng một việc.
Dưới đây là 10 ví dụ minh họa về những kiểu tiêu chuẩn kép thường gặp mà chúng ta cần phải loại bỏ cho một xã hội văn minh, bình đẳng.
1. Chúng ta thường có thái độ khác nhau với bố và mẹ.
2. Các ông bố được khen ngợi khi làm bất kỳ điều gì đó cho con, còn các bà mẹ thường bị chỉ trích, soi mói vì hành động tương tự.
3. Khi nhìn thấy phụ nữ tâm trạng không tốt, chúng ta thường nghĩ ngay rằng cô ấy 'đến tháng'.
4. Vấn đề lông trên cơ thể vẫn luôn gây tranh cãi.
5. Chúng ta nhìn nhận tranh cãi giữa những người đàn ông và giữa những người phụ nữ theo cách khác nhau.
6. Đàn ông có tóc bạc thì được gọi là đạo mạo, 'sugar daddy', phụ nữ có tóc bạc thì bị gọi là già.
7. Ngay cả trong truyện giả tưởng, đàn ông biết bay thì là siêu anh hùng, còn phụ nữ biết bay thường là phù thủy.
8. Chúng ta cho rằng phụ nữ khóc là giải tỏa căng thẳng, còn đàn ông khóc là yếu đuối.
9. Chúng ta biện minh cho mọi sai lầm của một người đàn ông và 'vơ đũa cả nắm' về khả năng của phụ nữ khi họ mắc phải những lỗi nhỏ.
10. Chúng ta có tiêu chuẩn khác nhau về vóc dáng đối với các giới.
Chúng ta cổ vũ, khen ngợi một cô nàng mập ở bên một anh chàng gầy, nhưng một cô này gầy ở bên anh chàng mập sẽ bị cho là ham vật chất.
Bạn có nhận thấy mình từng mắc phải kiểu tiêu chuẩn kép nào kể trên không? Bạn còn nhạn thấy những kiểu tiêu chuẩn kép nào khác trong xã hội?
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 10 tiêu chuẩn kép bất công cần loại bỏ trong xã hội văn minh tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].