10 mẹo đơn giản để không 'bỏ rơi' người bị bệnh trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người mỗi năm, nhưng không phải là chứng bệnh dễ nhận ra. Hãy tự trang bị 10 hiểu biết đơn giản sau để không “bỏ rơi” người bị bệnh trầm cảm.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm không dễ nhận ra

1. Triệu chứng bệnh trầm cảm

Nghĩ về trầm cảm, bạn thường cho rằng đó là những người sống co mình, khép kín trong nhà, nằm bệt ở giường không giao tiếp... Tuy nhiên, không có một khuôn mẫu chung cố định như vậy.

Tanisha M. Ranger, chuyên gia tâm lý tại Insight to Action LLC (Mỹ) cho rằng: “Những người bị trầm cảm thường có những biểu hiện khó nhận ra. Ví dụ, chưa chắc họ đã rên rỉ, buồn bã, tuyệt vọng, ít ra là trước mặt bạn, tuy nhiên họ có thể tự trách cứ bản thân. Họ cũng có thể không thể trải nghiệm hay thể hiện niềm vui? Họ có bồn chồn hay cáu kỉnh? Họ có vẻ quá cầu toàn hay không thể nghỉ ngơi và thư giãn? Đây là tất cả những dấu hiệu cho thấy họ có thể đang phải vật lộn với hình thức trầm cảm đặc biệt này".

Chắc chắn là bạn sẽ không thể làm nhà trị liệu hay chuyên gia để điều trị cho người bệnh, tuy nhiên bạn cần nắm rõ các triệu chứng để thấu hiểu và giúp đỡ.

2. Lắng nghe nhưng không kết luận

tram cam_giadinhmoi.vn_1

Nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh mà không hay biết

Thông thường người ta thường muốn nhảy vào và giúp giải quyết mọi thứ, nhưng đó không phải là giải pháp mà người bị trầm cảm cần thiết.

Lisa Hutchison, một cố vấn chăm sóc sức khoẻ tâm thần được cấp phép ở Middleborough, Massachusetts, nói rằng nếu bạn bè tin tưởng bạn, cách tốt nhất là lắng nghe họ nói mà không cần phán đoán.

Thêm nữa, bạn tuyệt đối không chia sẻ thông tin của họ.

Hutchison nói: “Khi bạn lắng nghe theo cách này, bạn của bạn cảm thấy sự thấu cảm và sẽ tự tìm ra giải pháp họ cần”.

Ash Nadkarni, một chuyên gia về tâm thần học và giảng viên tại trường Y Harvard, nói thêm rằng, điều quan trọng là phải nhận ra một giải pháp phù hợp với bạn trong một tình huống cụ thể có thể không phù hợp với người khác.

3. Trợ giúp tích cực người bị trầm cảm

Thay vì nói “Hãy gọi mình khi cậu cần”, trình bày sự giúp đỡ một cách cụ thể hơn. Ví dụ: “Nếu cậu thấy cần chở đến gặp chuyên gia tâm lý, hãy gọi tôi, tôi sẽ đưa cậu đi”.

4. Đề xuất một việc vui vẻ để giảm bớt tâm lý nặng nề

du lich
Có những hoạt động vui vẻ ngoài trời giúp người bệnh trầm cảm vượt qua cảm xúc tiêu cực

Một người đang trầm cảm có thể cảm thấy dễ chịu hơn với những hoạt động thú vị.

Trầm cảm khiến con người rơi vào sự cô lập và cướp đi năng lượng cần thiết để làm những điều vui nhộn. Do vậy, kết nối với mọi người và tham gia các hoạt động vui chơi sẽ giúp giảm tình trạng này.

Bạn có thể hẹn bạn/người thân đang gặp khó khăn về tâm lý đi ăn trưa, xem phim hoặc đi dạo.

Tuy nhiên, nên tổ chức các hoạt động có tương tác trực tiếp. "Nếu bạn mời họ đi chơi như một phần của một nhóm lớn hơn, họ có khuynh hướng hủy bỏ hoặc không tương tác với nhóm", một chuyên gia tâm lý cho biết.

5. Hỏi các câu hỏi mở sẽ làm cho người trầm cảm bớt căng thẳng

Những câu hỏi “gây áp lực” như: “Có gì sai?” “Tại sao bạn không hạnh phúc?”, hoặc đưa ra những tuyên bố như: “Cuộc sống của bạn thật tuyệt vờ!i” hoặc “Bạn không thể tiếp tục hoặc vượt qua nó?"  đều không phù hợp.

Theo Erika Martinez, một nhà tâm lý học được cấp phép có trụ sở tại Miami, diễn tả sự quan tâm của bạn như thế này sẽ làm cho người bị trầm cảm cảm thấy tồi tệ hơn.

Thay vào đó, cô đề xuất sử dụng câu hỏi mở: "Điều gì đang xảy ra?" Hoặc "Tôi có thể làm gì để giúp đỡ?"

6. Xác nhận cảm xúc

Đánh giá đúng cảm xúc của một người đang bị trầm cảm sẽ giúp họ cảm thấy được thấu hiểu.

Chỉ cần đánh giá đúng cảm xúc của họ, động viên họ rằng rất là bình thường khi họ có những cảm xúc đó, vì bất cứ lý do gì... đã là những bước đầu tiên để người bị trầm cảm vượt qua cảm xúc tiêu cực.

7. Thử một hành động chăm sóc nho nhỏ

tram cam_giadinhmoi_3

Hãy nhớ khi bạn còn bé, mẹ có thể pha cho bạn một cốc trà hoặc nấu cho bạn một món ăn yêu thích khi bạn thấy buồn...

Chăm sóc và quan tâm bằng những hành động cụ thể sẽ giúp người bị trầm cảm thấy được nâng đỡ rất nhiều.

8. Không từ bỏ

Nếu bạn đang lo lắng cho một người thân yêu có dấu hiệu bị trầm cảm, hãy để người đó biết.

Để cho một người biết được cô ấy/anh ấy đang được quan tâm, được hỗ trợ và được yêu thương là một điều hết sức quan trọng.

9. Đừng suy nghĩ một cách cá nhân

Nhiều người bị trầm cảm, suy sụp tinh thần mà không có một lý do cụ thể nào. Điều quan trọng là bạn đừng tự đổ lỗi cho mình đã gây ra tình trạng này.

Ví dụ, cha/mẹ của bạn bị trầm cảm, bạn có thể tự đổ lỗi vì bản thân mình đã làm/không làm điều gì đó cho cha mẹ. Nhưng thực chất hoàn toàn không phải như vậy. Cách suy nghĩ này không giúp bạn giải quyết được vấn đề.

10. Kêu gọi sự hỗ trợ

Bạn có thể hỗ trợ người thân bị trầm cảm bằng cách giúp người đó tìm được sự chăm sóc chuyên nghiệp.

Bạn có thể rất mong muốn, nhưng bản thân bạn không thể tự hỗ trợ họ. Ngay khi tình trạng nguy hiểm gia tăng (ví dụ: người bị bệnh trầm cảm có ý định tự tử), cần kêu gọi sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, chuyên gia tâm lý... càng sớm càng tốt.

tram cam_giadinhmoi_2

Trầm cảm là một hội chứng hết sức nghiêm trọng

Hội chứng trầm cảm là gì

Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biết đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong.

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 - 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh.

Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%.

Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Theo Wikipedia

Phương Phương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính