Da dày, khô, có vảy
Suy giáp có thể dẫn tới vôi hóa da, khiến cho kết cấu da có vẻ dày, rất khô và có vảy.
Rụng tóc, tóc mỏng
Sự phát triển của tóc phụ thuộc vào chức năng hoạt động của tuyến giáp. Thay đổi nồng độ hormone sản sinh bởi tuyến giáp sẽ có thể dẫn tới thay đổi sự phát triển của tóc.
Hormone sinh ra quá nhiều có thể khiến sợi tóc mỏng đi, còn thiếu hormone có thể dẫn tới rụng tóc.
Rối loạn tiêu hóa
Hormone tuyến giáp đóng vai trò điều hòa chức năng tiêu hóa, suy giáp có thể dẫn tới táo bón, còn cường giáp có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Chán nản, lo âu bất thường
Nếu bạn có cảm giác lo âu, bồn chồn bất thường thời gian gần đây, có thể tuyến giáp của bạn đang không khỏe.
Quá nhiều hormone tuyến giáp có thể dẫn tới kích thích não bộ, khiến người bệnh cảm thấy lo âu, bồn chồn.
Ngược lại thiếu hormone tuyến giáp gây ra cảm giác chán nản, mệt mỏi.
Thấy lạnh/đổ mồ hôi bất thường
Tuyến giáp hoạt động như một bộ điều chỉnh nhiệt của cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt.
Việc sản sinh hormone tăng bất thường sẽ làm tăng sự trao đổi chất, khiến bạn thấy nóng hơn và đổ mồ hôi.
Nếu thiếu hụt hormone bất thường người bệnh có thể cảm thấy lạnh người, chịu lạnh kém hơn.
Tăng/giảm cân đột ngột
Tuyến giáp chịu trách nhiệm điều hòa trao đổi chất của cơ thể. Thiếu hormone tuyến giáp có thể giảm sự trao đổi chất và khả năng đốt cháy calo của cơ thể, dẫn tới tăng cân.
Ngược lại quá nhiều hormone sẽ khiến bạn giảm cân bất thường.
Kỳ kinh nguyệt không đều
Nếu bạn có vấn đề về kỳ kinh nguyệt thì tuyến giáp có thể chính là thủ phạm. Thiếu hormone tuyến giáp có thể khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, các kỳ diễn ra gần nhau hơn.
Còn thừa hormone tuyến giáp có thể khiến kỳ kinh nguyệt ngắn và cách xa nhau hơn.
Đãng trí, khó tập trung
Tuyến giáp có vấn đề cũng ảnh hưởng tới bộ não. Suy giáp có thể gây suy giảm trí nhớ nhẹ, còn cường giáp có thể gây khó tập trung.
Cổ không thoải mái hoặc to ra
Hormone tuyến giáp quá nhiều hay quá ít có thể dẫn tới tuyến giáp bị phì đại, khiến cổ trông to ra.
Thay đổi nhịp tim
Nhịp tim chậm (dưới 60 lần/phút) có thể là dấu hiệu suy giáp, nhịp tim nhanh (hơn 100 nhịp/phút), tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực, khó thở có thể là dấu hiệu của cường giáp.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn?
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới.
- Phụ nữ trên 60 tuổi.
- Người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 10 dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp của bạn có vấn đề, tuyệt đối đừng chủ quan tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].