1. Các mức độ thoái hóa đốt sống cổ
Các chuyên gia xương khớp đã chia thoái hóa đốt sống cổ thành 10 cấp độ khác nhau:
Cấp độ 1: Khi ngửa đầu lên có cảm giác bị đau và cứng ở cổ.
Cấp độ 2: Đau mỏi cổ thường xuyên, thậm chí lan sang cả vai và lưng.
Cấp độ 3: Khi ngủ hay bị tụt khỏi gối, sau khi tỉnh dậy có cảm giác khó vận động cổ, cổ đau và khó chịu.
Cấp độ 4: Cánh tay bị tê và mắt đôi khi cảm thấy bị mờ.
Cấp độ 5: Dáng đi siêu vẹo, thị lực giảm dẫn đến không thể đi lại trên một đường thẳng.
Cấp độ 6: Hoạt động của cổ, vai và cánh tay bị hạn chế, không hoạt động được bình thường.
Cấp độ 7: Không dùng được đũa gắp thức ăn.
Cấp độ 8: Cảm thấy không có sức lực, khi đi lại cảm thấy yếu ớt, không trọng lượng.
Cấp độ 9: Đại tiểu tiện khó khăn hơn.
Cấp độ 10: Không thể rời khỏi giường, chỉ có thể ngồi hoặc nằm một chỗ.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ thường do hoạt động sai tư thế, làm việc kéo dài, ít vận động, làm những công việc phải cúi hoặc ngửa cổ nhiều, mang vác nặng trên vai hoặc ngồi máy tính quá lâu khiến cấu trúc cổ bị sai lệch, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Hầu hết mọi người đều có cảm giác đau mỏi vai gáy ở cấp độ 1 và 2. Nếu bạn đã ở mức cao hơn thì cần chú ý đến vấn đề này và có phương pháp điều trị kịp thời.
2. Ảnh hưởng của thoái hóa đốt sống cổ
Khi vùng đầu không được cung cấp đủ máu sẽ gây ra nhức đầu, chóng mặt, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, hay quên. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ của bạn cũng giảm sút, nhiều mộng mị, dễ thức dậy vào ban đêm.
Thoái hóa đốt sống cổ còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trên khuôn mặt, khiến làn da trở nên đen sạm, da lỏng lẻo, không săn chắc. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ dị ứng, sức đề kháng kém, dễ xuất hiện các sắc tố đen trên da.
Cùng với thoái hóa đốt sống cổ, vai và cổ của bạn sẽ cảm thấy đau nhức, mỏi và sưng, vùng xương đau cũng tăng dần lên. Khi vươn vai có cảm giác đau rút xương, thường xuyên có cảm giác tê tứ chi, chân tay lạnh.
2. Cách giảm triệu chứng đau cổ vai gáy
Theo bác sĩ Li Taifen, Phó Trưởng khoa Châm cứu tì vị, Viện khoa học Đông y Trung Quốc, Đông y quan niệm rằng cơ thể được phân thành 3 nhóm chính gồm tuần hoàn khí, tuần hoàn máu và tuần hoàn nước. Nếu tuần hoàn khí không hoạt động thì máu không lưu thông bình thường dẫn đến chất độc trong cơ thể cũng không được loại bỏ.
Một trong những giải pháp quan trọng của việc làm cho khí huyết lưu thông chính là phương pháp trị liệu bằng muối nóng, làm khí trong cơ thể được lưu thông, giúp cho mạch máu giãn nở, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, giúp làm thông kinh lạc.
Ngoài ra, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau để tránh tình trạng đau vai gáy càng trở nên nghiêm trọng hơn:
- Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và vận động nhẹ khi phải ngồi nhiều.
- Tập luyện thể dục thể thao, yoga, các bài tập giảm đau cổ vai gáy và xoa bóp giúp giảm thiểu cơn đau.
- Không hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích.
- Đi khám nếu tình trạng đau đã trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sửa tư thế ngồi và nằm sai lệch.
- Không vặn bẻ cổ, động tác này sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
- Không mang vật nặng trên vai và đầu.
- Tránh ngồi cúi gấp cổ quá lâu khi đọc sách, xem TV, đọc báo...
LamBạn đang xem bài viết Đau vai gáy, bạn đang bị thoái hóa đốt sống cổ cấp độ mấy? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].