Đậu nành dược liệu có gì khác biệt?
Theo nghiên cứu của viện Di truyền Nông nghiệp, do được trồng và chăm sóc theo những tiêu chuẩn khắt khe của tổ chức y tế thế giới nên những hạt đậu nành ở đây đảm bảo sạch và có hàm lượng hoạt chất cao hơn hẳn các giống đậu nành khác.
Nếu như đậu nành thực phẩm thường giàu protein và chất xơ thì đậu nành dược liệu lại mang “sứ mệnh” hỗ trợ điều trị bệnh, phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe. Do đó, đậu nành dược liệu có rất nhiều điểm khác biệt so với đậu nành thực phẩm.
Trong đó, điểm khác biệt quan trọng của đậu nành dược liệu là giống cây đậu nành phải hoàn toàn thuần chủng, không biến đổi gen. Đồng thời, đậu nành dược liệu phải là giống đậu nành cho hàm lượng isoflavone cao tối ưu, giàu Omega và vitaminE.
Hai vấn đề ngày đã được công ty Nam Dược hết sức chú trọng thông qua việc hợp tác với Viện Di Truyền Nông Nghiệp- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chuyển giao giống đậu nành dược liệu không biến đổi gen có các hoạt chất isoflavone, omega, vitaminE cao...
PGS.TS Đặng Trọng Lương - Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết: “Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu và phân tích hơn 10 giống đậu nành khác nhau. Giống đậu nành chúng tôi bàn giao cho Công ty Nam Dược triển khai trồng tại Nam Định có hàm lượng isoflavone cao hơn hẳn các giống khác. Đây là giống thuần chủng, không biến đổi gen, đảm bảo hàm lượng hoạt chất sinh học cao, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về dược liệu trong sản xuất dược phẩm”.
Đậu nành dược liệu đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về dược liệu trong sản xuất dược phẩm
Điểm khác biệt thứ ba của đậu nành dược liệu là quy trình trồng và chăm sóc phải vượt qua rất nhiều tiêu chí khắt khe để đạt tiêu chuẩn GACP-WHO như: Khu vực trồng cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, đất, nước... được kiểm nghiệm định kỳ, đảm bảo không bị tạp nhiễm; Khu nhân giống riêng, tránh pha tạp, chọn hạt giống và cây trồng tốt trước khi gieo trồng; Không phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn cây lớn, không phun thuốc diệt cỏ...
Bộ Y tế chứng nhận vùng trồng đậu nành dược liệu của Bảo Xuân đạt chuẩn GACP – WHO.
Ngày 30/5/2018 Cục Quản lý Y Dược cổ truyển - Bộ Y tế đã cấp chứng nhận vùng trồng đậu nành dược liệu Bảo Xuân đạt chuẩn GACP- WHO. Đây là vùng trồng nằm biệt lập trên một bãi đất tự nhiên giữa con sông Đào (Xã Thành Lợi - Vụ Bản - Nam Định), vùng trồng đậu nành dược liệu không biến đổi gen của Công ty Nam Dược được cách ly với các cây trồng khác để đảm bảo không bị tạp nhiễm.
Dự án được BioTrade EU của liên minh Châu Âu tài trợ
Được biết, BioTrade EU - Dự án Thương mại Sinh học của Liên minh châu Âu chính là đơn vị đã tài trợ cho vùng trồng đậu nành dược liệu đạt chuẩn GACP- WHO nói trên, nhằm phát triển dược liệu sạch, tạo nguồn nguyên liệu an toàn, đạt chuẩn quốc tế trong lĩnh vực dược liệu tại Việt Nam.
Biotrade EU - Dự án Thương mại Sinh học của Liên minh châu Âu lựa chọn Nam Dược để tài trợ xây dựng vùng trồng đậu nành dược liệu
Theo ghi nhận, Công ty Nam Dược là đơn vị tiên phong đầu tư nhiều thời gian, công sức và chi phí để xây dựng vùng trồng nguyên chuẩn GACP-WHO. Hiện nay, các công ty dược có vùng trồng đạt chuẩn GACP còn rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay.
Vùng trồng đậu nành dược liệu đạt GACP-WHO thì chưa từng có. Điều đó chứng tỏ sự nghiêm túc của nhà sản xuất đối với chất lượng sản phẩm và sự tôn trọng của họ với khách hàng.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Đậu nành dược liệu trồng theo tiêu chuẩn thế giới khác gì đậu nành bình thường? tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].