Trong số các nghiên cứu về tác động của sữa đậu nành đến trẻ nhỏ, nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Y tế Môi trường Quốc gia (NIEHS), Hoa Kỳ, cho thấy một hiệu ứng sức khỏe đáng ngạc nhiên của sữa đậu nành với trẻ sơ sinh.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc cho trẻ ăn sữa đậu nành, thay vì sữa bò hoặc sữa mẹ, có thể tạo ra sự khác biệt trong các tế bào và mô sinh sản của chúng.
Trẻ có thể được cho uống sữa công thức chế biến từ đậu nành do nhạy cảm hoặc dị ứng với protein sữa bò, trong khi mẹ không có đủ sữa.
Virginia A. Stallings, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (CHOP), người đồng nghiên cứu với NIEHS nói: “Bởi vì sữa công thức này là nguồn thực phẩm duy nhất cho nhiều em bé trong sáu tháng đầu đời, điều quan trọng là phải hiểu được ảnh hưởng của việc tiếp xúc với các hợp chất như vậy trong một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sữa công thức chế biến từ đậu nành có thể có một lượng lớn genistein, một hợp chất giống như estrogen. Khi uống sữa này, bé gái dễ bị phát triển nội tiết tố nhanh hơn.
Nghiên cứu không đề cập đến tác động của việc uống sữa công thức đậu nành với bé trai.
"Giống như các chất hóa học có chứa estrogen khác được tìm thấy trong môi trường, genistein có thể làm thay đổi hệ thống nội tiết của cơ thể và có khả năng gây trở ngại cho sự phát triển nội tiết bình thường", Giám đốc CHOP phát biểu.
Đó là lý do tại sao sữa đậu nành cho trẻ sơ sinh có thể không phải là một lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu đã lưu ý rằng những khác biệt này là tinh tế và không đáng báo động. Cần có điều tra sâu hơn mới có thể chứng minh những ảnh hưởng lâu dài của “sự tiếp xúc với các hợp chất giống như estrogen được tìm thấy trong các sữa công thức chế biến từ đậu nành”.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Thực hư chuyện ‘bé uống sữa đậu nành ảnh hưởng đến sinh sản’ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].