Liên quan tới vụ việc cháu bé 22 tháng tuổi bị tử vong sau khi truyền dịch điều trị tiêu chảy tại một phòng khám tư ở Hà Nội, trao đổi với PV Gia Đình Mới, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thực tế có không ít trước hợp cứ hơi ốm, mệt là nhờ nhân viên bộ y tế đến nhà truyền dịch để mau khỏe.
Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền.
Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể.
Chỉ ra thực tế mọi người đang bị lạm dụng truyền cịch, bác sĩ Dũng cho hay, nhiều người không đau ốm cũng truyền dịch, nước hoa quả để đẹp da, tăng cường sức khỏe.
Khi vào viện thấy bệnh nhân bên cạnh truyền dịch mà mình không truyền cũng thắc mắc với nhân viên y tế, đề nghị muốn truyền vì họ quan niệm truyền dịch sẽ hết mệt, dịch truyền không hại cho sức khỏe, ai cũng có thể truyền được.
Trong khi đó, mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng bệnh nhân, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.
Theo bác sĩ Dũng, về nguyên tắc truyền dịch tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể truyền và đặc biệt là không được lạm dụng.
Truyền dịch cũng có quy định chặt chẽ. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể Với người bị mất nước, cần bù lượng dịch đã mất do mắc một số bệnh như: tiêu chảy, bị bỏng nặng, sốt cao, ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa và một số trường hợp đặc biệt... cần được truyền dịch nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bác sĩ quyết định việc tiêm, truyền cho bệnh nhân sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh đó có cần phải truyền dịch không? Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi vì sẽ nguy hại đến sức khỏe.
Hơn nữa, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận...
Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não...
Dịch truyền cũng là thuốc, vì vậy liều dùng phải do bác sĩ chỉ định và cần theo dõi liên tục đề phòng các tai biến xảy ra.
Một số trường hợp chống chỉ định như: suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp...
Để bảo đảm tính mạng người bệnh, truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ, truyền tại cơ sở y tế, phải có thuốc cấp cứu chống choáng, chống sốc, phải có người theo dõi để khi có tai biến xử lý được kịp thời.
Chiều 16/10, gia đình cháu N.G.B. (sinh năm 2016, Gia Lâm, Hà Nội) có chia sẻ thông tin, cháu B. tử vong bất thường khi đang truyền nước tại cơ sở y tế tư nhân.
Theo lời kể của bố cháu, chiều 16/10, cháu N.G.B. bị sốt, tiêu chảy, gia đình đã đưa cháu đến Phòng khám tư của bác sĩ N.T. K. C. (số 392 Ngô Gia Tự, quận Long Biên, TP Hà Nội) thăm khám.
Sau khi khám, bác sĩ C. trực tiếp truyền dịch cho cháu với lí do cháu có biểu hiện tiêu chảy, lo ngại trẻ mất nước.
Tiêm truyền dịch được khoảng 5 phút, thấy con có biểu hiện tím tái, cứng đơ, bố cháu đã gọi bác sĩ C. kiểm tra và đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng cháu G.B. đã tử vong.
M.TBạn đang xem bài viết Vụ cháu bé 2 tuổi tử vong ở phòng khám tư: Tự ý truyền dịch có thể gây sốc phản vệ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].