Điện thoại di động
Điện thoại di động là vật không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nó cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn.
Một chiếc điện thoại di động có thể bẩn gấp 10 lần bồn cầu. Bề mặt điện thoại có thể chứa vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy, đau bụng.
Tiền
Những tờ tiền là nơi có thể chứa tới 200.000 con vi khuẩn, có những loại vô cùng nguy hiểm. Vậy mà chúng ta lại cầm hằng ngày, thậm chí còn đưa tay lên miệng liếm khi đếm tiền. Tốt nhất là bạn nên rửa tay ngay sau khi cầm tiền mặt trực tiếp.
Điều khiển TV
Điều khiển TV là vật dụng được nhiều người chạm tay vào để sử dụng. Tay mỗi người có thể mang theo rất nhiều vi khuẩn. Điều khiển lại không phải là vật được vệ sinh thường xuyên nên vi khuẩn có thể bám trên đó rất lâu và sinh sôi nhanh chóng.
Nút thang máy
Nút bấm thang máy là nơi được rất nhiều người sử dụng hàng ngày. Vi khuẩn từ tay người sử dụng bám lên nút bấm. Người tiếp theo chạm vào đó cũng sẽ mang theo vi khuẩn.
Do đó, cách tốt nhất là bạn nên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc nước sát khuẩn sau khi sử dụng thang máy.
Chiếc thớt
Trung bình một chiếc thớt chứa lượng vi khuẩn cao gấp 200 lần so với bồn cầu. Đây là phát hiện của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Arizona, Mỹ.
Chúng ta dùng thớt để thái các loại thịt sống, rau củ... vốn đã chứa nhiều vi khuẩn. Sau một thời gian sử dụng, bề mặt thớt xuất hiện nhiều vết lồi lõm, khó vệ sinh hơn. Vi khuẩn cứ như thế tích tụ từng ngày, qua từng lần sử dụng.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên thay thớt mới sau khi sử dụng 6-8 tháng.
Bàn phím máy tính
Nếu bạn cho rằng bàn phím máy tính là vật dụng sạch sẽ thì bạn đã nhầm. Thứ đồ này còn bẩn hơn cả bồn cầu. Chúng ta thường có thói quen vừa gõ máy tính vừa dùng tay bốc đồ ăn. Bàn phím lại không phải là đồ vật mà bạn vệ sinh mỗi ngày.
Tốt nhất, bạn nên rửa sạch tay thường xuyên sau khi sử dụng bàn phím máy tính, ngoài ra bạn cần làm sạch bàn phím máy tính của mình đều đặn.
Nam PhongBạn đang xem bài viết 6 vật dụng được ví 'bẩn hơn bồn cầu' nhưng ngày nào bạn cũng chạm tay vào tại chuyên mục Video của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].