Vì sao trẻ bị nôn ói? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nôn?

Nôn là triệu chứng thường gặp ở trẻ, bệnh thường nhẹ nhưng có một vài nguyên nhân gây nôn rất nguy hiểm của trẻ nhỏ, cần được chẩn đoán và xử lý ngay.

Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Phí Xuân Thi, BV Sản Nhi Quảng Ninh, nôn là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Bệnh thường nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn và tự giới hạn.

Tuy nhiên, vẫn có một vài nguyên nhân rất nguy hiểm của trẻ nhỏ, cần được chẩn đoán và xử lý ngay như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm não - màng não,...

  Có một vài nguyên nhân khiến trẻ nôn rất nguy hiểm cần được xử lý ngay như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm não-màng não... Ảnh minh họa

Có một vài nguyên nhân khiến trẻ nôn rất nguy hiểm cần được xử lý ngay như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm não-màng não... Ảnh minh họa

Bác sĩ Thi khuyến cáo một nhóm triệu chứng mà cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ nôn kèm theo các triệu chứng như:

- Nôn ra dịch xanh – vàng hoặc kèm theo máu trong dịch nôn.

- Nôn vọt trong giai đoạn trẻ sơ sinh hoặc nôn tiếp tục tiếp diễn hơn 24 giờ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn.

- Trẻ không ăn, không uống kéo dài trong một vài giờ

- Có các dấu hiệu mất nước trung bình như: Môi khô, khóc không có nước mắt, không có nước tiểu hoặc bỉm khô trong khoảng 4 đến 6 giờ với trẻ sơ sinh- nhũ nhi, hoặc không có đi tiểu trong khoảng 6 đến 8 tiếng đối với trẻ lớn.

- Đau bụng dữ dội (đau liên tục hoặc đau bụng cơn).

- Đi cầu phân có máu, đi cầu phân tóe nước,...

- Bụng căng chướng.

- Sốt cao trên 39 độ hoặc sốt cao trên 38.4 độ kéo dài hơn 3 ngày.

- Thay đổi hành vi như ngủ gà, lơ mơ, giảm ý thức, co giật,...

- Cứng gáy - cổ, sợ ánh sáng, thóp căng phồng,...

Những trường hợp nôn nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước, điện giải, ảnh hưởng tới các chức năng sống của trẻ.

Phân loại mức độ mất nước mà các bậc phụ huynh chăm trẻ ở nhà cần chú ý gồm:

- Mất nước mức độ nhẹ:

+ Miệng hơi khô

+ Trẻ khát, háo uống nước- sữa

Nhóm mất nước nhẹ, trẻ không cần phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức nhưng cần được theo sát các dấu hiệu trẻ nặng hơn

- Mất nước vừa và nặng:

+ Nước tiểu giảm ( không đi tiểu hoặc tã khô trong 6 giờ)

+ Khóc không có nước mắt

+ Khô miệng

+ Mắt trũng

+ Chân- tay lạnh, ẩm

+ Nhìn trẻ thờ ơ. chậm chạp hơn, hoặc kích thích, quấy khóc nhiều.

Đối với trẻ có các dấu hiệu mất nước vừa và nặng thì cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Khi đó, cha mẹ hãy cho trẻ tới bệnh viện ngay, hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có thể.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính