Vì sao răng trẻ bị đen, làm thế nào để khắc phục?

Bình luận

Thường răng trẻ trắng hơn răng người lớn do có nhiều canxi hơn. Tuy nhiên, nếu rằng bé ngày càng xỉn màu, thậm chí chuyển đen thì cha mẹ cần phải chú ý.

  Răng bị đen, bị mủn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ.

Răng bị đen, bị mủn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ.

Theo Bệnh viện Mayo, răng trẻ bị đen là do một số nguyên nhân như:

+ Không đánh răng đúng cách

Nếu trẻ nhỏ không đánh răng đúng cách, các vi khuẩn (mảng bám) sẽ hình thành trên răng, và khiến răng bị xỉn màu.

Đặc biệt những em bé thích ăn các thực phẩm ngọt như kẹo, bánh, nước ngọt có gas, đồ ăn nhiều đường và tinh bột, nếu không được vệ sinh răng miệng cẩn thận, vi khuẩn sẽ phát triển, phá hủy men răng, dẫn tới sâu răng, đen răng.

+ Dùng quá nhiều Flo

Việc thường xuyên sử dụng những loại sữa công thức dạng nước đậm đặc hoặc dạng bột với nước có chứa flo có thể khiến răng trẻ bị đen.

+ Dùng quá nhiều thuốc và vitamin

Việc sử dụng những loại thuốc của trẻ em chứa nhiều sắt (như vitamin bổ sung) có thể khiến răng trẻ bị xỉn.

Hoặc khi mang thai, cho con bú, mẹ uống thuốc kháng sinh tetracycline cũng làm cho trẻ có màu răng đen xỉn.

+ Răng bị tổn thương

Một chiếc răng đen có thể là kết quả của việc bị chảy máu trong răng do tổn thương nha khoa.

+ Men răng yếu

Đây là vấn đề liên quan tới gen, khiến việc hình thành men răng không được như ý muốn, gây ra tình trạng răng đen.

+ Chứng loạn sản ngà loại I

Đây là một chứng bệnh hiếm gặp. Một vài trẻ có thể có răng màu vàng hoặc xanh nếu như bé có quá nhiều bilirubin trong máu.

Ngoài ra, theo Bác sĩ nha khoa Hứa Thị Thúy An, việc thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cũng là nguyên nhân khiến răng bị đen.

Để răng trẻ phát triển chắc khỏe cần có một số vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin D. Flour giúp men răng có một lớp bảo vệ, vitamin C giúp ngừa tình trạng vi khuẩn phát triển trong răng.

Nếu thiếu các chất cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng răng trẻ bị xỉn màu, yếu và dễ tổn thương, tình trạng sâu răng, gãy răng xảy ra thường xuyên.

Cách xử lý khi răng trẻ bị đen

Thường, răng trẻ không thể đen sau một đêm nên bố mẹ cần hết sức chú ý để kịp thời đưa con tới nha sĩ. Khi răng trẻ bị đen tốt nhất là đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để khám và tìm nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bệnh cho trẻ cũng như hướng xử trí tốt nhất.

Nếu răng trẻ bị đen là do vệ sinh chưa hợp lý thì nên đánh răng thường xuyên. Cho tới khi bé 3 tuổi, lượng kem đánh răng chứa flo được khuyến nghị là không lớn hơn kích thước hạt gạo.

Vì sao răng trẻ bị đen, làm thế nào để khắc phục? 1

Ngoài ra, rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Không cho nước ngọt, nước ép và đồ uống mềm vào lọ nước uống của con. Không cho trẻ uống đồ ngọt hoặc nước ép hoa quả khi đi ngủ.

Nếu trẻ bị cao răng thì bác sĩ sẽ phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy cao răng ra.

Nếu răng bị sâu, bác sĩ có thể sẽ làm sạch chỗ bị sâu đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sâu răng đã trở nên tệ hơn như ăn sâu vào ngà răng hoặc các thành phần dưới men răng, trẻ sẽ cần phải bọc răng.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng răng đen ở trẻ

Theo Healthline, để ngăn chặn tình trạng này cần:

+ Để trẻ đánh răng bằng flo ít nhất 2 lần/ngày

+ Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng

+ Thường xuyên thăm khám nha sĩ

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa nước uống có đường cũng như thực phẩm ngọt để tránh xuất hiện vi khuẩn gây sâu răng.

+ Tránh tình trạng khô miệng triền miên (gây ra do uống thuốc)

Với những biện pháp trên, đảm bảo bé sẽ có được hàm răng trắng sáng khỏe mạnh.

Bạn đang xem bài viết Vì sao răng trẻ bị đen, làm thế nào để khắc phục? tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Hiền Thảo