Các bác sĩ của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa điều trị thành công cho bệnh nhân V.T.H. (38 tuổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) bị lồng ruột do khối u tại ruột non.
Theo ThS.BS Nguyễn Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, lồng ruột ở người lớn là bệnh rất ít gặp. Khác với việc điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật.
Còn đối với lồng ruột ở người lớn thì chỉ có phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm nguyên nhân gây lồng ruột và tránh nguy cơ tái phát.
Lồng ruột ở người lớn chiếm tỷ lệ từ 1 - 5% còn lồng ruột ở trẻ em chiếm tỷ lệ 90% và 5% các trường hợp tắc ruột.
Các trường hợp lồng ruột ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân, nhưng ở người lớn thì ngược lại, hơn 90% nguyên nhân do u, chủ yếu là u ở ruột non và đại tràng, một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động.
Hiện đa số các ca lồng ruột ở người lớn thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn.
L.MinhBạn đang xem bài viết Vì sao điều trị lồng ruột ở người lớn buộc phải phẫu thuật? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].